Dưới đây là bài viết của tác giả Mao Nhạc Lâm nhan đề “Trung – Mỹ: chiến tranh nóng không diễn ra, chiến tranh Lạnh khó tránh và các lĩnh vực xung đột”, sau khi các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ đă diễn ra được hơn một năm. Hơn chục ṿng đàm phán cấp cao và hai cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận B́nh và Donald Trump vẫn không thể chấm dứt thương chiến.
Cuộc chiến Mỹ - Trung hiện không có khói súng nhưng đang diễn ra quyết liệt trên nhiều lĩnh vực.
Bài báo viết, sau trung tuần tháng 12/2019, Bắc Kinh và Washington đă bày tỏ khác nhau về việc đạt được một h́nh thức hiệp định thương mại giai đoạn một. Vào ngày 13/12, Ninh Cát Triết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đă bày tỏ ư kiến khác nhau về vấn đề nông nghiệp (Trung Quốc mua nông sản Mỹ).
Sự khác biệt này sẽ có ảnh hưởng hạn chế đối với hiệp định giai đoạn đầu sắp tới. Mặc dù các quan chức hai nước đều đánh giá cao thỏa thuận này, nhưng các tuyên bố của họ vẫn cho thấy một số vấn đề. Đó là, mặc dù hai nước Trung – Mỹ tất nhiên có thể tránh được cuộc chiến tranh nóng, nhưng Chiến tranh Lạnh hoặc lục đục e rằng khó tránh. Nếu có thể kịp thời xác định các khu vực mà xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ có thể xảy ra, điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho những người trong giới chính trị và kinh tế, tài chính của hai nước..
Trên thực tế, trong con mắt nhiều người trong giới quan sát và phân tích, cuộc đối đầu Trung - Mỹ trong tương lai rất có thể sẽ diễn ra ở nhiều cấp độ cùng một lúc. Loại “chiến tranh Lạnh” có thể diễn ra đồng thời ở nhiều cấp và nhiều lĩnh vực này cũng sẽ là hiện thực của cuộc xung đột Trung - Mỹ trong tương lai.
Với việc Trung Quốc đă h́nh thành hai biên đội tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, cuộc đối đầu quân sự Trung - Mỹ trên biển sẽ càng gay gắt hơn.
Khả năng đọ sức Trung - Mỹ về quân sự
Tạp chí Tokyo Economic Weekly của Nhật Bản số ra ngày 5/10/2019 đă đăng bài b́nh luận dài “Thời điểm quan trọng sau khi vượt qua Hoa Kỳ”. Bài báo này trích dẫn số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Mitsubishi và tin rằng Trung Quốc và Mỹ đến năm 2027 có thể sẽ xuất hiện tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đảo ngược, tức Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ.
Bài báo của Đa Chiều viết, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, dự báo xu hướng trong bài viết này khác xa so với hiện tại vào năm 2019. Nhưng bài báo cũng đưa ra một quan điểm sắc bén: Dù vị trí của Trung Quốc và Mỹ có đảo ngược, th́ các loại vấn đề cũng sẽ xảy ra trước hoặc sau đó. Nói tóm lại, hai nước Trung - Mỹ sắp bước vào giai đoạn thường xuyên xảy ra xung đột và những sự lục đục hiện tại chỉ có thể được coi là khúc dạo đầu.
Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ sẽ tạm thời dừng lại trước Giáng sinh 2019 hoặc Tết Nguyên đán Canh Tư 2020. Vào thời điểm này, các chính trị gia và giới tài chính từ mọi tầng lớp cũng có cơ hội theo dơi các hành động chiến lược mới nhất ở Bắc Kinh và Washington.
Khi nói đến xung đột, xung đột trực quan nhất đương nhiên là xung đột quân sự. Trong mắt các nhà quan sát bên ngoài, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ được chia thành nhiều chiều từ nóng đến lạnh. Trong trường hợp cực đoan, khả năng xảy ra “chiến tranh nóng” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là cực kỳ thấp, th́ có khả năng diễn ra “chiến tranh giữa những người đại diện” cho hai nước chỉ đứng sau “chiến tranh nóng”. Trên thực tế, chi tiết này đă được các nhà quan sát phương Tây nói đến từ năm 1995, luôn là mối quan tâm nóng nhất.
Khi đó, học giả người Mỹ Daniel Blumenthal đă chỉ ra rằng một khi phương án “chiến tranh nhất thể hóa trên không – trên biển” của quân đội Mỹ h́nh thành sự tiếp xúc với Trung Quốc, Mỹ chắc chắn sẽ giống như điều mà tướng H.M. McMaster cựu Bộ trưởng Quốc pḥng của chính quyền Donald Trump đă cảnh báo rằng Mỹ “đang sa vào một cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu với Trung Quốc”. Do đó, Hoa Kỳ cần bắt đầu bài bố sớm để giúp các đồng minh phát triển khả năng quân sự, từ đó ngăn Trung Quốc xâm nhập vùng biển liên quan (như Biển Đông) và không phận, đảm bảo cho việc Mỹ đối đầu với Trung Quốc mà không cần trực tiếp ra tay.
Không thể phủ nhận rằng trong những ngày đầu thành lập chính quyền Trump, các nhà phân tích của Washington khi đối mặt với sự co lại của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, một thời gian, họ cho rằng “Chiến tranh Lạnh Trung – Mỹ đă là huyền thoại”. Vào khoảng năm 2017, tạp chí Foreign Policy thậm chí đă phê b́nh sự phán đoán về mô h́nh Chiến tranh Lạnh của các học giả như David Shambaugh. Nhưng, rốt cuộc, thế giới bên ngoài vẫn không thể loại trừ khả năng trong vài năm tới, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy xảy ra xung đột quân sự ở Trung Đông, Đông Phi, Trung Phi, Trung Á, Nam Mỹ giữa các lực lượng vũ trang đối lập mà họ đă ủng hộ theo cách chiến tranh thông qua những người đại diện.
Với việc bùng nổ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ năm 2018, triển vọng này ngày càng trở nên thực tế. Ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ không triển khai xung đột quân sự, họ chắc chắn cũng sẽ sử dụng các biện pháp chính trị và châu Á là tuyến đầu của cuộc đọ sức.
Tổng thống Philippines Duterte bất ngờ cách chức “Người chỉ huy cuộc chiến chống ma túy” của Phó Tổng thống Leni Robredo, người đă thường xuyên tiếp xúc với đại sứ Mỹ được coi là một biểu hiện của đọ sức chính trị Trung - Mỹ.
Đọ sức chính trị: Không có khói lửa nhưng đẫm máu
Đa Chiều cho rằng, xem xét cục diện chính trị vào nửa cuối năm 2019, th́ thấy cuộc “xung đột chính trị” giữa Trung Quốc và Mỹ đă bắt đầu ở Philippines, Myanmar, Pakistan và Bangladesh.
Chẳng hạn, hành động của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đối với Phó Tổng thống đương nhiệm Leni Robredo hồi cuối tháng 11 đă cho thấy màu sắc chính trị tương ứng: khi đó, Duterte “dĩ thoái vi tiến”, đột nhiên cách chức “Người chỉ huy cuộc chiến chống ma túy” của Leni Robredo, người đă thường xuyên tiếp xúc với đại sứ Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng ra tay tại các khu vực sát nách Trung Quốc, gia tăng các hành động ngăn chặn Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau. Các cơ quan t́nh báo Mỹ kể từ khi thành lập Trung Quốc đă đầu tư mạnh vào Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông. Điệp viên CIA đầu tiên bị chết trong khi làm nhiệm vụ là Douglas Mackiernan bị bắn chết trong một hoạt động di chuyển ở khu vực Tây Tạng và Tân Cương.
Qua xem xét có thể thấy Trung Quốc đă để lại nhiều chỗ hổng hơn ở biên giới và các khu vực khác kể từ khi cải cách và mở cửa: Hồng Kông đến nay vẫn chưa thông qua Điều 23 của Luật cơ bản Đặc khu hành chính; Đài Loan đă tự trị từ lâu, dân chúng dù không chấp nhận độc lập th́ cũng bài xích, đố kỵ hoặc thậm chí là thù địch với Trung Quốc Đại lục.
Những chỗ yếu về chính trị đó của Trung Quốc đă giúp Mỹ dễ dàng can thiệp hơn. Chính phủ Thái Anh Văn ở Đài Loan đă thành công trong việc hưởng lợi từ phong trào xă hội ở Hồng Kông năm nay. Đó là điều khiến Washington vui mừng. C̣n cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ở Tân Cương, Tây Tạng cũng sẽ tiếp diễn bởi sự tiếp tục của mâu thuẫn mang tính cơ cấu giữa hai nước.
Việc lôi kéo Đức và Pháp đang trở thành vấn đề cốt lơi trong cuộc đấu "hợp tung, liên hoành" của Trung Quốc và Mỹ ở châu Âu.
Hợp tung liên hoành trên trường quốc tế
Tất nhiên, xung đột ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ không chỉ đơn giản là đối đầu quân sự hay đọ sức chính trị giữa hai bên. Nó cũng bao gồm áp lực đối với nhau qua các hành động của hai nước trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế quốc tế. Hai nước đă triển khai h́nh thái “hợp tung liên hoành” với các bên liên quan quan trọng trong trật tự quốc tế như Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
Tư liệu cho thấy sau khi cuộc chiến thuế quan Trung - Mỹ bắt đầu vào tháng 7/2018, EU cũng đưa ra danh sách trả đũa 300 tỷ USD vào ngày 2/7 năm đó để cảnh cáo Mỹ, Trung Quốc và Mỹ đă thể hiện sự tranh giành đối với châu Âu.
Do EU từ chối ư kiến “liên kết chống Mỹ” của Trung Quốc vào thời điểm đó, nên họ không đứng cùng trận tuyến với Trung Quốc, cũng như không phát động cuộc chiến thương mại chung với Mỹ chống lại Trung Quốc dựa trên quan hệ truyền thống Mỹ - châu Âu.
Tương tự, chiến trường tương tự cũng xảy ra trong các hệ thống liên quan như Tổ chức Thương mại Thế giới.
Vào cuối tháng 10/2018, với việc hơn 20 quốc gia bao gồm EU, Na Uy, Thụy Sĩ ở Châu Âu; Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ở Châu Á; Kenya ở Châu Phi; Brazil, Chile ở Châu Mỹ Latinh; Mexico ở Bắc Mỹ và Australia, New Zealand ở Châu Đại Dương đă tổ chức “Hội nghị cải cách WTO” tránh Trung Quốc và Mỹ, thế giới bên ngoài có thể thấy rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đang ảnh hưởng đến các nhóm khác ngoài hai nền kinh tế lớn.
Các bên tham gia phản đối hiện trạng Hoa Kỳ “có nhiều định kiến chống lại WTO, nhưng không bao giờ đưa ra bất kỳ giải pháp nào”: Hoa Kỳ hầu như không phải là một “nhà lănh đạo xây dựng” cuộc cải cách WTO hiện tại, mà giống như một kẻ gây rối phá hoại; nhưng EU, Nhật Bản và Canada cũng có những bất đồng với Trung Quốc về cải cách WTO.
Điều này cho phép các bên liên quan một mặt hiểu được ư định của Hoa Kỳ trong việc “kiềm chế Trung Quốc”, nhưng mặt khác không hoàn toàn ủng hộ lời nói và hành động của Hoa Kỳ. Hiện tượng hai bên không thể thuyết phục bên thứ ba này cũng là sự phản ánh trực quan nhất cuộc đối đầu giữa hai nước.
Mỹ đang vận hành “Project Phoenix”, sử dụng cánh tay robot để bắt lấy vệ tinh của nước khác rồi sửa chữa hoặc phá hủy .
Cạnh tranh trong vũ trụ
Ngoài ra, sự xung khắc giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến cũng rất nổi bật và rơ nhất trong đó là khoa học và công nghệ vũ trụ.
Frank Wolf, một nghị sĩ bảo thủ nổi tiếng ở Hoa Kỳ, khi c̣n sống vào năm 2011 đă đệ tŕnh và vận động thông qua “Wolf Clause” (Điều khoản Wolf ) cấm cùng Trung Quốc tiến hành một loạt các hợp tác phi lợi nhuận và thương mại song phương về “phát triển, thiết kế, lập kế hoạch, ban hành và triển khai” trong lĩnh vực hàng không vũ trụ Mỹ - Trung. “Điều khoản Wolf” hiện đă trở thành một bức tường ngăn cách hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước. Chính quyền Trump cũng ngăn chặn việc giao lưu ngành công nghiệp vũ trụ giữa hai nước với lư do “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” sau chiến tranh thương mại.
Vào năm 2018, 12,5 tỷ USD sản phẩm hàng không vũ trụ của Trung Quốc cũng đă bị ông Trump đưa vào danh sách trừng phạt trong chiến tranh thương mại, bao gồm các mặt hàng như vệ tinh và tàu vũ trụ, cũng như các linh kiện như thiết bị dẫn đường tự động và bảng mạch. Tại thời điểm này, để tham gia với các đối tác Trung Quốc, Cục Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) đă phải vắt óc nghĩ cách tránh các luật liên quan.
Ngoài ra, các hành động của Mỹ trong vũ trụ luôn thể hiện sự đối đầu quân sự cực kỳ mạnh mẽ. Từ năm 2006 đến nay, quân đội Mỹ đă phát triển máy bay chiến đấu trong không gian X-37 và đă hoàn thành một số nhiệm vụ bay ṿng quanh trái đất sau năm 2010.
Hoa Kỳ cũng đang vận hành “Project Phoenix”, sử dụng cánh tay robot để bắt lấy vệ tinh rồi sửa chữa hoặc phá hủy và “Project Suter”, sử dụng các hệ thống vệ tinh hiện có để thực hiện các cuộc tấn công “Spoofing” (lừa đảo) dẫn đường vệ tinh. Điều này khiến Hoa Kỳ vẫn có thể hành động can thiệp vào quỹ đạo Trái đất ngay cả sau khi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bị phế bỏ vào năm 2024. Hành vi này cũng là một yếu tố ngăn chặn Trung Quốc vốn có lực lượng nghiên cứu và phát triển không gian tương đối hạn chế.
Cuộc khẩu chiến giữa truyền thông Trung - Mỹ trên quốc tế đang ngày càng nóng thêm.
Cuộc đấu dư luận then chốt nhất
Tất nhiên, có một cuộc đối đầu trực tiếp và liên tục hơn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thu hút sự chú ư nhiều hơn các lĩnh vực khác nhau được bàn ở trên. Đó là cuộc đối đầu giữa hai bên trong lĩnh vực dư luận. Xem xét cuộc chiến thương mại đă đi vào t́nh trạng chiến tranh kéo dài diễn ra được hơn một năm, trong đó luôn có một cuộc chiến truyền thông giữa hai bên dựa trên ư thức hệ và quan niệm giá trị khác nhau. Cuộc khẩu chiến giữa truyền thông hai nước trong lĩnh vực dư luận quốc tế trong gần hai năm cũng đă chứng minh rằng cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và phương Tây không chỉ đă bắt đầu mà c̣n đang nóng thêm.
Một số nhà phân tích đă phát hiện ra rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang nổ ra các cuộc chiến dư luận dựa trên sự khác nhau về quan niệm giá trị và ư thức hệ. Từ cơn băo gây ra bởi những lời nói và hành động không đúng đắn của một ngôi sao NBA trước đây, đến sự kiện “chống dự luật Dẫn độ” ở Hồng Kông, và vấn đề “nhân quyền và an ninh” Tân Cương, chỉ cần có một đốm lửa nhỏ là có thể gây ra một đám cháy cuộc chiến dư luận quy mô lớn hay nhỏ. Nhưng cuộc đối đầu này không phải là xem ai người có tiếng nói lớn. Đây là cuộc chiến của dư luận về “ai có thể kể chuyện hay hơn”. Nói tóm lại, nó vẫn phụ thuộc vào sức mạnh tổng lực và sức mạnh mềm của các đối thủ.
Nói cho cùng, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay có lẽ giống như một “cuộc chiến văn minh”, một “cuộc chiến” với phạm vi đối đầu trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ và bao gồm cả nền văn minh, thể chế và quan niệm giá trị. Nó c̣n là một cuộc chiến dư luận xem ai có thể kể một câu chuyện hay hơn. Một mặt, loại cạnh tranh này cho thấy Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như đang tích cực kiểm soát xung đột và khác biệt giữa hai bên và theo cách có thể chịu được chúng, giải phóng áp lực vừa phải. Mặt khác, nó cũng thể hiện khả năng Trung – Mỹ “tách rời nhau” trong phạm vi cục bộ.
Bài báo kết luận, có thể tưởng tượng rằng cuộc đối đầu đa góc độ và đa cấp này cuối cùng có thể cần một khoảng thời gian tương đối dài để nghiệm chứng những thăng trầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và kiểu đối đầu toàn diện này chỉ có thể kết thúc bằng chiến tranh nóng, hoặc có thể sẽ tiếp tục thách thức các nhà quan sát và phân tích trong tương lai.