Ung thư là căn bệnh đang ngày càng nhiều người mắc phải. Biểu hiện bệnh này không rơ ràng khiến chúng ta dễ nhầm tưởng sang bệnh khác. Dưới đây là 1 số dấu hiệu nếu thấy cần đi khám sớm để pḥng bệnh. Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư da là một trong các bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.
Ung thư da (do sự phát triển bất thường của tế bào da) thường phát triển trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên bệnh ung thư phổ biến này cũng có thể xuất hiện ở những vùng da không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Có ba loại ung thư da chính là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố.
Trong đó, ung thư biểu mô tế bào đáy là một dạng phổ biến của ung thư da. Bệnh phát triển chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ. Nếu không phát hiện sớm tổn thương có thể lan rộng, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của các cơ quan lân cận như mũi, miệng, mắt.
Ung thư da phát triển chủ yếu ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay và trên chân ở phụ nữ. Nhưng nó cũng có thể h́nh thành trên các khu vực hiếm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ḷng bàn tay, bên dưới móng tay hoặc móng chân và khu vực cơ quan sinh dục.
Bệnh ảnh hưởng đến mọi người thuộc mọi màu da, kể cả những người có nước da sẫm màu. Khi bệnh xảy ra ở những người có tông màu da tối, nhiều khả năng nó sẽ xuất hiện ở những vùng da không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như ḷng bàn tay và ḷng bàn chân.
Những biểu hiện của ung thư da có thể là: vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng chảy máu, nổi cục có thể ở vùng bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời hoặc do tia xạ hoặc ở một vết sẹo hoặc đường ṛ. Có những trường hợp phát hiện bệnh từ dấu hiệu đơn giản là một vết đốm đỏ nhạt kéo dài dai dẳng với xước trợt nhẹ.
Một loại ung thư da là ung thư hắc tố rất hay liên quan đến các nốt ruồi. GS Đức khuyên người bệnh cần lưu ư các dấu hiệu như thay đổi màu sắc, h́nh dáng, kích thước, đường viền, về mặt các nốt ruồi hoặc có cảm giác ngứa, chảy máu hoặc chảy nước vàng ở nốt ruồi.
Để phát hiện sớm ung thư da, mọi người có thể tự quan sát toàn bộ da trên cơ thể, đặc biệt là vùng da hở, tốt nhất là sau mỗi lần tắm.
Đồng thời nên đi khám định kỳ 3 năm một lần ở độ tuổi 30-39 và khám hàng năm sau tuổi 40. Những người có nguy cơ cao là tiền sử gia đ́nh có người thân bị ung thư da, bị những bệnh da có nguy cơ chuyển thành ung thư hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần đi khám đều đặn.
Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư da bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với tia cực tím (UV). Đồng thời kiểm tra làn da của bạn để phát hiện những thay đổi đáng ngờ để có thể phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm nhất.
Không phải tất cả những thay đổi bất thường trên da đều là dấu hiệu của ung thư da. V́ thế, bạn cần đi khám để được sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
|