Phi công Mỹ chỉ điểm bất thường S-400 bắt sống F-35. Thiếu tá Không quân Mỹ Dan Flatley, một phi công kỳ cựu Mỹ vừa có nhận định về tuyên bố của Thổ về tình huống radar S-400 phát hiện F-35 từ khoảng cách trên 500km.
Tình huống S-400 phát hiện được F-35 diễn ra hôm 17/12 khi chiếc tiêm kích tàng hình của Mỹ bay gần khu vực biên giới giữa Syria và Iraq.
Không rõ quá trình phát hiện được F-35 của radar S-400 kéo dài trong bao lâu nhưng theo Thiếu tá Không quân Mỹ Dan Flatley, điểm không bình thường tuyên bố của Thổ là việc địa điểm triển khai hệ thống S-400 cách nơi F-35 xuất hiện trên 500km.
Hệ thống S-400 và tiêm kích F-35.
Phát hiện mục tiêu tàng hình tối tân như F-35 ở quãng đường xa như vậy là điều không thể. Bởi theo tuyên bố của chính nhà sản xuất và phòng thủ Nga, radar của S-400 có thể nhìn thấy F-35 ở cự ly tối đa không quá 100km.
Ngoài ra, viên phi công Mỹ còn cho rằng, kể cả trong trường hợp F-35 bay trong tầm giám sát của radar S-400 và bị phát hiện, điều đó cũng không đồng nghĩa là vũ khí Nga sản xuất có thể bắn hạ được.
Dan Flatley cho rằng, bắn hạ bắn hạ một chiến đấu cơ là một quy trình gồm nhiều bước, đặc biệt với mục tiêu tàng hình và việc phát hiện được phi cơ của đối phương trên màn hình radar chỉ là một yếu tố rất nhỏ và dường như là việc dễ dàng nhất.
Công việc khó khăn là có thể khóa được mục tiêu, bắt được đường bay và khai hỏa tiêu diệt đối tượng. Ngay cả trong trường hợp phi công đối phương không triển khai các phương án phòng thủ chủ động thì khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến của F-35 cũng đủ để khiến các hệ thống phòng không tối tân như S-400 trở nên vô dụng.
Không những vậy, phi công lái máy bay chiến đấu F-35 có thể khóa tên lửa của kẻ thù ở giai đoạn bay giữa và sử dụng trí thông minh Nhân tạo (AI) để hỗ trợ vũ khí điều hướng chính xác tấn công hệ thống tên lửa đất đối không. Viên phi công Mỹ nhấn mạnh, ngay cả khi phát hiện được F-35 điều đó cũng không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được F-35.
Phòng thủ Nga có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản. "Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", Dan Flatley nói.
Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.
Khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar. Đây chính là nguyên nhân hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện F-35 nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được tiêm kích tàng hình này.
Sau khi phân tích điểm yếu của S-400, viên phi công này còn chỉ ra khoảnh khắc duy nhất có thể bắn hạ F-35. Đó là khi F-35 mở khoang chứa vũ khí dưới bụng để tấn công, kết cấu tàng hình hấp thụ sóng radar của nó sẽ bị phá vỡ, đây chính là khoảnh khắc S-400 có thể phát hiện F-35 và tấn công.
Nhưng ngay sau khi tấn công xong khoang vũ khí của F-35 được đóng lại, kết cấu tàng hình được phục hồi và trong khoảng thời gian ngắn ngủi chiếc F-35 lộ diện, để tân công chiến đấu cơ này hoàn toàn không phải dễ dàng dù đó là những hệ thống vũ khí tối tân nhất.
VietBF@ sưu tầm.