Tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, đă tạo ra một khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) xung quanh khu vực Biển Đông, năng lực tác chiến của tên lửa Trung Quốc đă vượt ra ngoài tầm tấn công của máy bay cất cánh từ tàu sân bay Mỹ. Viễn cảnh thua cuộc của cụm tác chiến tàu sân bay trước tên lửa Trung Quốc trong bất kỳ giả định nào đều là điều "không thể chấp nhận" đối với người Mỹ.
Ngày 19/12 tờ National Interest xuất bản bài viết "The U.S. Navy Faces a New and Dangerous Foe: China's 'Long-Range Fires' (Think Missiles)" (tạm dịch: Hải quân Hoa Kỳ đối mặt với một kẻ thù mới và nguy hiểm: "Hỏa lực tầm xa" của Trung Quốc) của tác giả Robert Clifford.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) và người Mỹ đang t́m mọi cách để đối phó chiến lược này, nhằm đem lại cho độc giả một phân tích tương đối khách quan, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
"Cơn đau đầu" của người Mỹ: A2/AD của Trung Quốc
Thế chiến thứ nhất là thời điểm đánh dấu sự ra đời của khái niệm "chiến tranh thời đại công nghiệp", việc cơ giới hóa chiến tranh đă "khai tử" khái niệm tiến hành chiến tranh bằng các đội h́nh bộ binh đông đảo trong các cuộc chiến thời Napoleon và Nội chiến Mỹ.
Ở thời điểm nổ súng năm 1914, giá thành các loại vũ khí như pháo, súng máy và đạn dược đă trở nên tương đối rẻ do công nghiệp hóa nhanh chóng ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Vũ khí hiện đại đă gây thiệt hại nặng nề và tạo thành những "lỗ hổng không thể khắc phục" trong hàng ngũ đối phương.
Hải quân Hoa Kỳ ngày nay đang phải đối mặt với một vấn đề tương tự liên quan tới khả năng quân sự của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26B của Trung Quốc, đă tạo ra một khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) xung quanh khu vực Biển Đông, năng lực tác chiến của tên lửa Trung Quốc đă vượt ra ngoài tầm tấn công của máy bay cất cánh từ tàu sân bay Mỹ.
DF-21D được gọi là "Sát thủ tàu sân bay" trong khi DF-26 được gọi là "Sát thủ đảo Guam".
Nói cách khác, tên lửa chống hạm Trung Quốc có khả năng gây thiệt hại cho các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ tương đương với việc pháo binh được tập trung chống lại đội h́nh bộ binh thời Thế chiến thứ nhất.
Ngành công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc ngày nay có thể sản xuất chúng với số lượng lớn và giá thành rẻ nếu so sánh với chi phí để một tàu sân bay được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị.
Số tiền cụ thể mà Trung Quốc phải chi ra cho DF-21D là một bí mật quân sự, nhưng nó chắc chắn sẽ thấp hơn nếu so với một tàu sân bay trị giá 13 tỷ USD (ước tính dựa trên lớp Gerald R.Ford), máy bay chiến đấu hàng tỷ USD và mạng sống của hơn 6.000 thủy thủ Mỹ.
Viễn cảnh thua cuộc của tàu sân bay trước tên lửa Trung Quốc trong bất kỳ giả định nào (ở hiện tại hay tương lai) đều là điều "không thể chấp nhận" đối với người Mỹ.
Một kịch bản bị tập kích bởi "cơn mưa tên lửa chính xác" của Trung Quốc là "cơn ác mộng" của các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
"Tia sáng cuối đường hầm": Đ̣n hiểm từng "đánh quỵ" Phát xít Nhật
Từ thương vong nặng nề trong Thế chiến thứ nhất, giới tướng lĩnh quân sự Phương Tây đă có một kết luận rằng để đối phó với ưu thế hỏa lực của đối phương, cách thức tiến hành chiến tranh phải rất cơ động.
Kết luận nói trên dẫn tới sự phát triển như vũ băo của các vũ khí cơ giới như xe tăng và máy bay trước, trong và sau Thế chiến thứ hai.
Các chỉ huy quân sự Phương Tây cũng học được một bài học xương máu ở giai đoạn cuối Thế chiến thứ nhất là các nhóm xe tăng và máy bay nhỏ khó có thể tạo ra sự đột phá trong một cuộc tấn công.
Mặc dù ra đời vào cuối Thế chiến thứ nhất, xe tăng cũng không tạo được đột phá quá lớn cho lực lượng khối Hiệp ước. Lư do chủ yếu là do chiến thuật chưa phát triển kịp với công nghệ.
Việc sử dụng ồ ạt xe tăng và máy bay để đè bẹp lực lượng pḥng thủ của đối phương trong Thế chiến thứ hai đă phát triển trở thành một "nghệ thuật tấn công" quan trọng trong bất kỳ lực lượng vũ trang hiện đại nào trên thế giới.
Hiện tại, việc người Mỹ thích ứng với đe dọa (chiến đấu dưới tên lửa của đối phương) là điều vô cùng quan trọng trước khi đối phương hủy diệt tàu sân bay, thứ "tài sản quân sự" lớn nhất, và đắt tiền nhất của Mỹ.
Mặc dù tàu sân bay vẫn là công cụ tuyệt vời để thể hiện sức mạnh và răn đe quân sự, nhưng trong một cuộc xung đột hải quân thời hiện đại, tàu sân bay cũng là "mục tiêu dễ tiêu diệt", đặc biệt là do sự xuất hiện của chúng khó có thể "che giấu".
May mắn thay, hoạt động của Hải quân Mỹ trong quá khứ có thể là ư tưởng để họ vượt qua được mối đe dọa mới này.
Trong Chiến tranh Thái B́nh Dương, phát xít Nhật đă đặt tên cho các loại tàu tấn công nhanh trang bị ngư lôi (MTB) của Hải quân Hoa Kỳ tên lóng là "Tàu quỷ dữ", cái tên mà sau đó đă được phổ biến trên truyền thông Mỹ.
Nhanh, nhỏ, cơ động và có khả năng "tàng h́nh", các tàu MTB có thể tấn công trong các khu vực chiến lược mà đối phương ít ngờ tới nhất. Chiến thuật tương tự cũng có thể sẽ tạo ra tác động chiến lược trong việc "ăn ṃn" A2/AD của Trung Quốc.
Một MTB trong quá khứ và một thiết kế USV mang theo các UUV hiện đại.
Với sự phát triển của công nghệ mới, các tàu nhỏ hiện có tầm hoạt động xa hơn, bao gồm cả tàu mặt nước không người lái (USV), tàu dưới mặt nước không người lái (UUV) hoặc tàu có người lái nhưng giảm số lượng tới mức tối thiểu để có thể chiến đấu trong A2/AD của Trung Quốc.
Việc ứng dụng rộng răi các loại vũ khí không người lái là rủi ro có thể chấp nhận được và nếu các tàu không người lái này tích hợp vào Học thuyết Chiến tranh hỗn hợp của Hải quân Mỹ, chúng sẽ "băo ḥa" khả năng tấn công của Trung Quốc.
Tàu không người lái có thể triển khai trong nhiều nhiệm vụ chiến lược bao gồm săn ngầm và tàu mặt nước, pḥng không và chống tên lửa, hay thực hiện cái gọi là "các hoạt động tự do hàng hải".
Với hàng chục hoặc hàng trăm tàu như đă nói ở trên, Trung Quốc sẽ buộc phải "dàn mỏng" lực lượng pḥng thủ.
Với khả năng "tàng h́nh" các tàu cỡ nhỏ có thể đưa các đơn vị Thủy quân lục chiến tới các vị trí quân sự quan trọng như các ḥn đảo để có thể thiết lập các tiền đồn nhằm phá vỡ A2/AD của đối phương.
Một luận điểm phản biện có thể có là một tàu không người lái của Mỹ có thể sẽ không có khả năng tự vệ trước các mối đe dọa từ tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bằng cách phân tán lực lượng trên nhiều tàu nhỏ, việc mất một tàu được đánh giá là thiệt hại không đáng kể.
Việc trang bị ồ ạt các phương tiện không người lái trên biển trong tương lai được cho là sẽ trở thành một cuộc cách mạng về chiến thuật quân sự.
Ngược lại, khi được vận hành phối hợp giữa các năng lực quân sự khác nhau (chống hạm, chống ngầm, pḥng không, pḥng thủ tên lửa) các tàu cỡ nhỏ sẽ dễ dàng loại bỏ đe dọa của đối phương.
Việc đưa Thủy quân lục chiến lên bờ tại các địa điểm chiến lược sẽ giúp Hải quân Mỹ có thể phá vỡ mọi cuộc tấn công chính xác tầm xa của tên lửa Trung Quốc.
Kết luận
Trong hai cuộc thế chiến trước đây, xe tăng và máy bay không phải là giải pháp phù hợp với mọi hoạt động quân sự, tuy nhiên cũng giống như xe tăng trong Thế chiến thứ nhất, việc trang bị tàu không người lái giúp mở ra khả năng chống tên lửa tầm xa của đối phương với chi phí không quá lớn.
Mối đe dọa từ các vụ tập kích chính xác tầm xa của Trung Quốc là có thể tránh được khi xung đột diễn ra, nhưng như trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở quá khứ, người Mỹ luôn cần phải phát triển khả năng "xuyên thủng" hàng pḥng ngự của kẻ địch.