Tập Cận Bình đã chấp nhận chuyển giao quyền lực trong khốn khó trăm bề? 2019 chỉ còn vài ngày nữa là qua, đây là năm mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chìm vào khốn khó cả đối nội và đối ngoại, trước Hội nghị toàn thể lần 4 khóa 19 bị trì hoãn cho đến cuối tháng Mười năm nay, từng có nhiều thông tin liên quan đến những người tiếp quản quyền lực của Tập Cận Bình, nhưng mọi chuyện lại im ắng sau kết thúc hội nghị. Tuy nhiên gần đây có nguồn tin nội bộ tại Bắc Kinh cho biết các phe phái trong ĐCSTQ đã đạt được sự đồng thuận lựa chọn trước và đào tạo một đội ngũ kế nhiệm, thông tin cho biết vì những khó khăn trong và ngoài nước khiến Tập Cận Bình không còn muốn tại vị.
Sự cố ngày 7/6/2019 lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình chút nữa bị té ngã sau khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg ở Nga, may được vệ sĩ kịp thời hỗ trợ (Ảnh chụp màn hình video)
Ngày 17/12, chỉ một ngày trước chuyến thăm Macao của Tập Cận Bình, có tổ chức truyền thông Mỹ đã dẫn nguồn tin nội bộ Bắc Kinh cho biết, một thân tín của lãnh đạo cấp cao Trung Nam Hải đã tung tin hiện nay các phe phái trong ĐCSTQ đã đạt được đồng thuận sẽ lựa chọn và đào tạo đội ngũ kế nhiệm để đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của lãnh đạo cao nhất. Thông tin cho biết, do những khó khăn cả trong và ngoài nước khiến ông Tập Cận Bình không còn giữ quan điểm sẽ tiếp tục tại nhiệm, đã chấp nhận kiến nghị của các phe phái và đồng ý lựa chọn trước “đội ngũ kế nhiệm”.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã cùng Tập Cận Bình quyết định về người kế vị nhiệm kỳ tới. Trong đó có hai nhân vật là Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa được các phe đồng thuận là những ứng viên khả thi nhất cho tất cả các bên, hiện đang trong quá trình đàm phán để có quyết định cuối cùng.
Nguồn tin liên quan cũng cho biết vấn đề giữ lại chế độ nhiệm kỳ được giới chức lãnh đạo tối cao tranh luận sôi nổi, đa số cho rằng theo thời gian người lãnh đạo cao nhất tuổi tác ngày càng già thì trí thông minh và khả năng phán đoán cũng sẽ không còn minh mẫn, khó tránh sẽ trở nên ngày càng bảo thủ, thiên vị, hồ đồ.
Chưa rõ thông tin này có phải do một phe nào đó của ĐCSTQ cố tình tung ra hay không, hiện thông tin cũng chưa được giới chức chính thức thừa nhận, nhưng đặc trưng văn hóa chính trị mờ ám như ĐCSTQ thì rất khó để có được phản hồi chính thức.
Năm ngoái khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình sửa Hiến pháp đã hủy bỏ chế độ nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch nước, điều này đã từng gây tranh luận sôi nổi, trong đó nhiều nhận định Tập Cận Bình làm điều này để mở đường tiếp tục cầm quyền. Nhưng gần đây nhiều nhà quan sát cho rằng, do những khó khăn trong và ngoài nước ngày càng gay go khiến nội bộ ĐCSTQ đang chất vấn về cái gọi là con đường và tư tưởng Tập Cận Bình, do trong nhiệm kỳ đầu ông Tập Cận Bình đã không thể loại bỏ hoàn toàn các đối thủ chính trị (như phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân), trái lại tại Đại hội 19 còn có thỏa hiệp chính trị nhằm bảo vệ Đảng, gây hiểm họa ngầm không nhỏ trong quá trình cầm quyền của ông Tập.
Thêm vào biến cố cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ kéo dài từ năm ngoái đã khiến giới cầm quyền Bắc Kinh càng khốn khó hơn, tác động tiêu cực do suy thoái kinh tế và đối với tình hình chính trị trong nước ngày càng lộ rõ. Cả Trung Quốc và Mỹ đều tuyên bố rằng đã đạt được giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại, trong đó phía ĐCSTQ bị xem là đã có được thời gian nghỉ tạm thời nhờ nhượng bộ lớn.
Một tác động quan trọng khác đối với ĐCSTQ là tình hình Hồng Kông, cùng với chiến dịch biểu tình vì dân chủ của người Hồng Kông kéo dài nửa năm qua, tiếp đó là cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông mới đây với chiến thắng áp đảo cho phe dân chủ đã thực sự gây sốc đối với lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh. Thêm nữa là vấn đề nhân quyền như trại tập trung ở Tân Cương, áp lực quốc tế đối với ĐCSTQ, vụ rò rỉ tài liệu mật ở Tân Cương, chuyện điệp viên của ĐCSTQ quy hàng tại Úc cũng làm giới chóp bu Trung Nam Hải càng căng thẳng hơn.
>>Người công khai tài liệu mật Tân Cương: Bị đe dọa nhưng vẫn phải mạo hiểm
Về vấn đề người kế nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ, hôm 19/11 ông Phó hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ là Tạ Xuân Đào đã có phát biểu tại hoạt động “Tọa đàm Thông tin” của Hội ký giả Trung Quốc, cho biết ĐCSTQ đã sớm giải quyết xong vấn đề lãnh đạo kế nhiệm một cách có trật tự, đã tuyên bố rằng bản thân hoàn toàn không lo lắng về việc hủy bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch nước sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thay thế người lãnh đạo một cách êm đẹp và trật tự”.
Theo giới thiệu của Tạ Xuân Đào, quá trình thăng tiến của ông Tập Cận Bình trong ĐCSTQ đã qua 40 năm, được bổ nhiệm tổng cộng 16 cấp bậc, khởi đầu sự nghiệp chính trị với tư cách là Bí thư Đảng tại một ngôi làng nghèo ở tỉnh Thiểm Tây. Trước khi Tập Cận Bình vào Bộ Chính trị của ĐCSTQ năm 2007 đã làm việc tại năm tỉnh (khu) gồm Thiểm Tây, Hà Bắc, Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải. Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ năm 2012.
Phát biểu này của Tạ Xuân Đào không được bất cứ cơ quan truyền thông nào của ĐCSTQ đăng tải.
VietBF@ sưu tầm.