12/20
Ngoài Thái B́nh Dương và Biển Đông, Trung Quốc đang trở thành một thế lực ở Đại Tây Dương bằng cách tăng cường các khoản đầu tư vào khu vực cũng như đề ra những biện pháp buộc hải quân Mỹ thay đổi chiến thuật.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), đây là nhận định của Phó Giáo sư Ryan Martinson tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ.
Ông Martinson nhận định, trong ṿng 5 năm qua, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương đă mở rộng từ hoạt động chống hải tặc, thăm cảng thành huấn luyện và thiết lập cảng quân sự tại cảng Doraleh của Djibouti, một quốc gia ở Sừng châu Phi nằm gần với vịnh Aden, Biển Đỏ và vịnh Péc-xích.“Trước đây, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương chỉ giới hạn ở các chuyến thăm cảng và những cuộc tập trận chung mang tính biểu tượng là chủ yếu, nhưng nay những hoạt động này đă được nâng lên thành thực hiện các sứ mệnh độc lập và huấn luyện”, ông Martinson chia sẻ trong một bản báo cáo được đăng trên Viện Thống nhất Quân chủng Hoàng gia Anh hồi đầu tuần này.Cũng theo ông Martinson, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp và dài ngày hơn. Cụ thể, hải quân Trung Quốc từng dành 24 ngày trên Đại Tây Dương trước khi tới thành phố Cape Town của Nam Phi hồi tháng 8/2017. Trong một sự kiện khác, hải quân Trung Quốc đă mất 13 ngày di chuyển từ cảng Douala ở Cameroon tới Cape Town. Đây là chuyến đi biển dài bất thường.Theo báo cáo, trong những chuyến đi biển như trên, hải quân Trung Quốc đă tiến hành huấn luyện và tập trận bao gồm diễn tập tấn công bằng tên lửa. Những chuyến đi này c̣n có sự tham gia của các tàu nghiên cứu Trung Quốc.“Nhiều dữ liệu mà các nhà khoa học Trung Quốc thu thập được phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự, đồng thời được chia sẻ cho các ban ngành khác trong lực lượng quân đội quốc gia”, bản báo cáo viết.Sau khi phân tích các yếu tố trong chuyến thăm cảng của hải quân Trung Quốc tới Tây Phi, ông Martinson nhận ra rằng, thành phố Cape Town nằm bên bờ biển phía tây nam của Nam Phi trở thành điểm đến “yêu thích” của Trung Quốc. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 – 6/2018, hải quân Trung Quốc đă ghé thăm Cape Town ít nhất là 6 lần.Bản báo cáo nhận định, hoạt động tăng cường của hải quân Trung Quốc là nhằm tăng khả năng bảo vệ các lợi ích của quốc gia này ở nước ngoài.Theo dữ liệu được Bộ Tài chính Trung Quốc công bố năm 2017, 5 quốc gia châu Phi nhận được khoản đầu tư trực tiếp lớn nhất từ Trung Quốc th́ có tới 4 nước gồm Nam Phi, Congo, Nigeria và Angola nằm đối mặt với Nam Đại Tây Dương.Cũng theo bản báo cáo, sự hiện diện tăng cường của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương đă phản ánh sự thay đổi trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm đối phó với cuộc cạnh tranh sức mạnh lớn nhất ở Đông Á.
“Bằng cách tăng cường năng lực hải quân ở nước ngoài cùng lực lượng hậu cần, Trung Quốc có thể ép Mỹ thay đổi chiến lược như đưa các khí tài không quân và hải quân tránh xa khu vực Tây Thái B́nh Dương để đủ sức đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc ở những khu vực khác”, bản báo cáo viết.Điều đáng nói, hoạt động mở rộng sự hiện diện của hải quân ở Nam Đại Tây Dương được Trung Quốc tiến hành song song với việc tăng cường sức mạnh ở Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương.Trước đây vào năm 2007, hải quân Trung Quốc thường tiến hành huấn luyện ngoài chuỗi đảo thứ nhất, khu vực chia cắt vùng biển của Trung Quốc với Thái B́nh Dương. Song vào năm 2008, Trung Quốc đă di chuyển về phía tây để vào Ấn Độ Dương tập trận.Ông Charlie Lyons Jones, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược Australia cho rằng, hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương cho thấy Trung Quốc đang cố gắng tích lũy kinh nghiệm và năng lực để duy tŕ hạm đội biển xanh như hải quân Mỹ.“Tuy nhiên, dù Trung Quốc đă có một căn cứ quân sự tại Djibouti, hải quân Trung Quốc vẫn thiếu cơ sở hạ tầng nền tảng và hậu cần để hoạt động trơn tru tại Nam Đại Tây Dương trong trường hợp xảy ra xung đột cường độ cao với một đối thủ đáng gờm như hải quân Mỹ”, ông Jones nói.“Lực lượng pḥng không, chiến tranh chống ngầm, hỗ trợ hậu cần phục vụ hoạt động của lực lượng biển xanh dường như là lỗ hổng đối với hải quân Trung Quốc khi hiện diện ở Nam Đại Tây Dương. Song chắc chắn, Trung Quốc sẽ khắc phục những điểm yếu này”, ông Jones nói thêm.Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục nhấn mạnh tới tầm quan trọng của lực lượng hải quân cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế.Trong sách trắng quốc pḥng được công bố hồi tháng 11, Trung Quốc đă nhấn mạnh tới sự cần thiết của “khả năng sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện quân đội trong điều kiện chiến đấu thực tế” cũng như năng lực chiến đấu trong thời đại mới ở Tây Thái B́nh Dương và Biển Đông