Nghị Viện Châu Âu ngày hôm qua, 19/12/2019 đă kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu ban hành những biện pháp trừng phạt có chọn lọc nhắm vào các quan chức Trung Quốc can dự vào các vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ nhằm đồng hóa thiểu số Hồi Giáo tại vùng Tân Cương
Trong bản nghị quyết được thông qua tại Strasbourg, Nghị Viện Châu Âu đă cho rằng các công cụ được Liên Âu sử dụng cho đến nay để thúc đẩy các tiến bộ về mặt nhân quyền tại Trung Quốc đều không mang lại kết quả rơ rệt nào. Thậm chí t́nh h́nh nhân quyền c̣n trở nên tồi tệ hơn trong năm qua.
Trên cơ sở đó, Nghị Viện Châu Âu đă kêu gọi giới lănh đạo Liên Hiệp Châu Âu đề ra “các biện pháp trừng phạt có chọn lọc và phong tỏa tài sản… nhắm vào các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về những vụ đàn áp nhân quyền nghiêm trọng ở Tân Cương”.
Định chế lập pháp của Liên Hiệp Châu Âu đồng thời kêu gọi chính quyền Bắc Kinh “chấm dứt ngay các hành động giam giữ tùy tiện” người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người bị giam giữ, kể cả ông Ilham Tohti, người đă được trao giải thưởng Sakharov năm nay”.
Hôm thứ Tư 18/12, Nghị Viện Châu Âu đă chính thức trao giải thưởng nhân quyền Sakharov của châu Âu, năm nay cho giáo sư người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti. Nghị Viện Châu Âu ca ngợi ông là một “tiếng nói ôn ḥa và ḥa giải”, nhưng bị Bắc Kinh cáo buộc là “khủng bố” và đang bị giam giữ. Đích thân con gái của ông Ilham đă thay cha nhận giải.
Hôm qua, khi được hỏi là giáo sư người Duy Ngô Nhĩ c̣n sống hay đă chết, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă từ chối trả lời.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc càng lúc càng bị quốc tế lên án về việc giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số Hồi Giáo khác trong một mạng lưới các trại giam ở vùng Tân Cương, nơi đa số cư dân là người Duy Ngô Nhĩ.
Bắc Kinh thoạt đầu đă phủ nhận sự tồn tại của các trại cải tạo này, nhưng trước những bằng chứng ngày càng hiển nhiên, đă phải công nhận rằng đó là những “trung tâm huấn nghệ” cần thiết để chống khủng bố.
Vào tháng 11 vừa qua, nhật báo Mỹ The New York Times đă tiết lộ 403 tài liệu về chính sách đàn áp mà Bắc Kinh tiến hành đối với các sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo trong vùng Tân Cương. Trong các tài liệu này, có cả những bài phát biểu chưa được công bố của chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, thúc giục các quan chức thẳng tay đối phó “không thương tiếc” với những người bị cho phần tử “cực đoan”.