Hôm 16/12, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết nước biển ở bang California (Mỹ) đang bị axit hóa rất đáng sợ. Nó nhanh gấp đôi mức trung b́nh ở đại dương trên toàn cầu.
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) đă kiểm tra gần 2.000 vỏ của các loài sinh vật siêu nhỏ gọi là foraminifera (trùng có lỗ) và so sánh xem chúng đă thay đổi như thế nào trong một thế kỷ qua.
Hằng ngày, các vỏ của những con foraminifera chết sẽ ch́m xuống đáy biển và dần dần được bọc đầy trầm tích. Các lớp trầm tích này tạo thành cả một hồ sơ dày ghi lại sự thay đổi.
Tác giả nhóm nghiên cứu, Emily Osborne cho biết: "Bằng cách đo độ dày của vỏ, chúng ta có thể đưa ra một đánh giá chính xác về mức độ axit hóa đại dương khi các con foraminifera đang sống."
Bà Osborne đă sử dụng công nghệ mới này để biết mức độ axit hóa của đại dương chỉ bằng cách đo trực tiếp từ các loài sinh vật biển.
Vỏ loài foraminifera có lớp trầm tích từ năm 1895. Ngoài ra, hồ sơ hóa thạch này cũng tăng tính axit của chính nó theo thời gian.
Các số liệu đo trên cũng khớp với chỉ số PDO về sự thay đổi của đại dương theo thập kỷ.
Lượng khí thải CO2 do con người gây ra đang khiến đại dương ngày càng bị axit hóa, nhưng thay đổi tự nhiên cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc giảm nhẹ hoặc làm gia tăng mức độ này.
Các nhà khoa học hy vọng dựa trên nghiên cứu này để hiểu thêm về việc những thay đổi trong nồng độ axit hóa đại dương có thể tác động đến các mặt khác của hệ sinh thái biển như thế nào./.
VietBF@ sưu tầm.