Bức ảnh đen trắng cho thấy phong cảnh sa mạc với những ngọn đồi đá cao phía sau, phía trước là những tảng đá lớn và một đốm sáng nhỏ thon dài dường như đang chiếu ngược lên, sau khi chiếc tàu thăm ḍ của NASA có tên là Curiosity trong lúc đang đi lang thang trên sao hỏa đă chụp được một vầng sáng rực rỡ bí ẩn trên sườn đồi.
H́nh ảnh được ghi lại bởi tài Curiosity của NASA
Chiếc tàu thăm ḍ của NASA có tên là Curiosity trong lúc đang đi lang thang trên sao hỏa đă chụp được một vầng sáng rực rỡ bí ẩn trên sườn đồi. Bức ảnh đen trắng cho thấy phong cảnh sa mạc với những ngọn đồi đá cao phía sau, phía trước là những tảng đá lớn và một đốm sáng nhỏ thon dài dường như đang chiếu ngược lên.
Trước đây, NASA đă từng thừa nhận những bất thường tương tự trong các bức ảnh được chụp bởi tàu thăm ḍ. H́nh ảnh này được chụp vào ngày 16 tháng 6, và đă có một số nhà nghiên cứu nói rằng bức ảnh là bằng chứng cho sự tồn tại của những người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Tuy nhiên một số người lại cho rằng, dường như đó là tia sáng tạo ra bởi ống kính máy ảnh hoặc do ánh sáng mặt trời phản chiếu trên đá.
Đốm sáng bí ẩn được chụp bởi tàu thăm ḍ Curiosity
Chiếc tàu thăm ḍ Curiosity đă hạ cánh trên bề mặt Sao Hỏa vào năm 2012 và được trang bị 17 chiếc camera. Kể từ đó, nó đă đi lang thang khắp Hành tinh Đỏ, thu về được lượng dữ liệu khổng lồ cùng với số lượng lớn các bức ảnh. Đây chỉ là một trong rất nhiều bức ảnh được gửi về trái đất chứa những điểm bất thường khiến cho con người ngày càng có lư do để khẳng định cho giả thiết của ḿnh.
Chiếc rover này có hai bộ điều hướng được gắn trên máy quay, hoạt động như một cặp camera âm thanh nổi –có thể so sánh với phản ứng của đôi mắt con người. Các h́nh ảnh đen trắng ghi lại đều có chất lượng 3D toàn cảnh và mỗi bức ảnh có góc nh́n 45 độ, giúp cho các nhà điều khiển mặt đất có cái nh́n chi tiết về địa h́nh hành tinh.
Chiếc tàu thăm ḍ Curiosity được NASA gửi lên làm nhiệm vụ trên sao Hỏa
Sự xuất hiện và biến mất của đốm sáng không xác định dường như diễn ra rất nhanh chóng, v́ những nhà nghiên cứu đă không nhận được điều tương tự trong những bức ảnh được chụp ngay trước và sau bức ảnh có chi tiết ḱ lạ này.
Nhưng Justin Maki, trưởng nhóm chế tạo và vận hành các máy quay của Curiosity, đă nhanh chóng dập tắt những giả thiết mà mọi người đặt ra. Anh ta cho rằng trong hàng ngàn h́nh ảnh mà chúng tôi đă nhận được từ Curiosity, chúng tôi thấy những bức ảnh có điểm sáng như vậy gần như mỗi tuần. Những điều này có thể được gây ra bởi các tia sáng vũ trụ hoặc ánh sáng mặt trời lóe lên từ bề mặt đá. Theo nhiều người, lời giải thích có thể hợp lư trong trường hợp này.