Tai biến mạch máu năo để lại nhiều di chứng vô cùng nặng nề cho bệnh nhân. Những di chứng này sẽ khiến người bệnh không thể có lại được sức khỏe như trước. Dưới đây là những thông tin cụ thể.
Liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, tiểu tiện, suy giảm nhận thức, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc là 5 di chứng của đột quỵ năo.
Đột quỵ năo (c̣n gọi là tai biến mạch máu năo) là t́nh trạng thiếu máu đột ngột đến một phần năo, làm cho các tế bào năo thiếu oxy và chết gây rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Sự gián đoạn của quá tŕnh cung cấp máu và oxy lên năo có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch năo hoặc vỡ mạch máu năo.
Đột quỵ năo hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, với 230.000 ca bệnh mỗi năm. Đột quỵ ở người trẻ tăng gần 50% trong ṿng 12 năm qua, nhất là đột quỵ năo.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu năo có thể do cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu... nhưng không được kiểm soát tốt. Thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo... cũng là những yếu tố nguy cơ gây đột quy.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau.
Khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ năo, tê b́ cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày c̣n bị cứng khớp, loét các điểm t́ đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu... thậm chí tử vong.
Người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, không ùn tắc đờm răi, tránh cứng khớp và các nhiễm trùng cơ hội khác, đặc biệt là cơ lực khỏe hơn, nhanh hồi phục.
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng năo chi phối cho chức năng ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi... Bệnh nhân gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí không nói được.
Để giao tiếp trở lại b́nh thường, người sau đột quỵ cần tập kỹ năng giao tiếp. Người thân cũng thường nói chuyện vui, động viên, khích lệ bệnh nhân. Sự vui vẻ giúp người bệnh không c̣n cảm thấy bị cô lập và sẽ nhanh lấy lại sức khỏe.
Suy giảm nhận thức cũng là một trong những biến chứng nặng nề của đột quỵ năo dẫn đến sa sút trí tuệ của người bệnh. Người bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân và không hiểu được lời nói của người khác... Nhiều người rất lâu mới có thể phục hồi và không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp nhiều.
Người sau đột quỵ thường bị rối loạn cơ ṿng khiến tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng làm cho bệnh nhân không kiểm soát được t́nh trạng tiểu tiện. Khi đó, chăm sóc, đảm bảo khâu vệ sinh thật tốt là cách để pḥng tránh t́nh trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cơ thể sạch sẽ.
Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải nhờ đến người thân, cùng với rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp với người khác, không thể tham gia các hoạt động trước đây... T́nh trạng này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động,...
Các thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Người bệnh nên tham gia nhóm, kết bạn và chia sẻ với những người bạn mới có cùng hoàn cảnh với ḿnh.
|
|