Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tiết lộ cách làm Mỹ hết hy vọng để ở lại Syria. Ông đă nêu ra hai mục tiêu phải đạt được để buộc quân đội Mỹ rút khỏi Syria.
Bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hai lần trong hai năm thông báo rút lực lượng Mỹ khỏi Syria, song Mỹ vẫn quyết định để lại một nhóm binh sĩ canh giữ mỏ dầu của Syria. Damascus đă lên án quyết định này và nói việc Mỹ triển khai binh sĩ tới Syria nói chung là “bất hợp pháp”.
Trả lời phỏng vấn đài truyền h́nh Phoenix của Trung Quốc hôm 15-12, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đă nêu ra hai mục tiêu phải đạt được để buộc lực lượng Mỹ cuối cùng phải rút khỏi Syria, nơi họ đóng quân mà không có sự cho phép của chính phủ Syria hoặc ủy quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ông Al-Assad tiết lộ cách làm Mỹ hết hy vọng để ở lại Syria - ảnh 1
Tổng thống Syria Bashar Al-Assad vẫy tay chào những người biểu t́nh Lebanon từ ban công của dinh Tổng thống Al-Rawdha ở Damascus năm 2003. Ảnh: GETTY
Thứ nhất, tất cả nhóm khủng bố trên lănh thổ Syria phải bị tiêu diệt bởi chính phủ Mỹ đang sử dụng cuộc chiến chống lại họ làm cái cớ để duy tŕ sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước Cộng ḥa Ả Rập này, ông Al-Assad cho hay.
Tổng thống Syria nói rằng mục tiêu thứ hai cần phải đạt được sẽ là thuyết phục các đồng minh là người dân địa phương Syria của Mỹ, có thể đang nhắc tới lực lượng người Kurd, để sáp nhập lực lượng họ với lực lượng chính phủ Syria thay v́ nghiêng về các lực lượng nước ngoài.
“Bằng cách này hay cách khác và đặc biệt thông qua đối thoại, các nhóm này phải được thuyết phục họ tin rằng họ làm v́ tất cả lợi ích của chúng ta ở Syria, rằng họ đang dành lấy quê hương và gia nhập các lực lượng của nhà nước Syria trong việc giải phóng tất cả lănh thổ của Syria” - ông Al-Assad nói.
Tổng thống Syria tin rằng một khi đạt được những mục tiêu này, Mỹ sẽ không có “hy vọng” để ở lại Syria bởi v́ bằng không, họ sẽ đối mặt với “sự phản kháng rộng răi” giống như cách mà Washington đang đối mặt ở Iraq.
“Cuối cùng, người Mỹ sẽ rút khỏi” - ông Al-Assad kết luận.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Al-Assad loại bỏ khả năng chính sách của Mỹ đối với Syria sẽ thay đổi cho dù Tổng thống Trump không được bầu làm tổng thống lần nữa trong cuộc bầu cử năm 2020.
“Hệ thống chính trị của Mỹ không phải là một hệ thống nhà nước theo nghĩa chúng ta hiểu. Đó là một hệ thống bao gồm các cuộc vận động hành lang. Tất cả những vị tổng thống mà chúng tôi đă làm việc ở Syria, từ ông Nixon năm 1974 - khi quan hệ với Mỹ được khôi phục cho tới ông Trump ngày nay đều được kiểm soát bởi những cuộc vận đồng hành lang” - ông Al-Assad nói.
Tổng thống Syria nói rằng cho dù tổng thống Mỹ có thiện chí bao nhiêu th́ ông ấy cũng không thể hành động vượt ngoài những chính sách vận động hành lang này.
“V́ vậy, đặt cược vào sự thay đổi của các tổng thống Mỹ là không đúng chỗ và phi thực tế và tôi không nghĩ chính sách này của Mỹ sẽ thay đổi trong vài năm tới” - ông Al-Assad nhấn mạnh.
Một đoàn xe quân sự Mỹ di chuyển gần thị trấn Tal Tamr ở tỉnh Hasakah, đông bắc Syria ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10-11. Ảnh: AFP
Tổng thống Al-Assad cho hay Mỹ, chính phủ Israel và các đồng minh phương Tây và khu vực của họ đang viện trợ cho các nhóm khủng bố Takfiri - lực lượng đang tàn phá Syria kể từ tháng 3-2011.
Trả lời câu hỏi về việc một nhóm binh sĩ Mỹ c̣n lại đang đóng quân trên lănh thổ Syria, ông Al-Assad nói rằng con số được thông báo là không chính xác bởi họ không tính đến một lượng người dân đang làm việc cho các công ty quân sự tư nhân và đang chiến đấu cho quân đội Mỹ.
Tổng thống Al-Assad cho hay trong các cuộc chiến tranh, Mỹ phụ thuộc đáng kể vào các công ty quân sự tư nhân như Blackwater ở Iraq và một số nước khác, thêm rằng con số thực sự “chắc chắn phải là hàng ngàn”.
Đề cập đến các tuyên bố của Mỹ rằng binh sĩ Mỹ ở đông bắc Syria nhằm “bảo vệ” các mỏ dầu ở đó, ông Al-Assad cho hay Mỹ “đang ăn cắp dầu và bán cho Thổ Nhĩ Kỳ”, cáo buộc Ankara là đồng phạm với Washington trong vụ bán dầu.
“Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đóng một một phần trực tiếp trong vụ bán dầu, trước đó là với Al-Nusra, sau đó là với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và giờ là với người Mỹ” - ông Al-Assad nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 10 thông báo binh sĩ Mỹ sẽ rút khỏi mảnh đất Syria. Tuy nhiên, vài ngày sau ông Trump đính chính rằng một nhóm nhỏ binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria để canh giữ mỏ dầu khi lực lượng Mỹ được phát hiện đang cảnh giữ các giếng dầu của Syria ở phần phía đông nước này.
Quyết định của Washington nhanh chóng bị Damascus và đồng minh Moscow lên án là thiếu cơ sở pháp lư. Cả Nga và chính phủ Syria cáo buộc Mỹ ăn cắp dầu mỏ của Syria.
Mỹ tuyên bố tất cả lợi nhuận thu được từ việc bán dầu được chuyển trực tiếp tới các đồng minh người Kurd của họ.
VietBF@ sưu tầm.