Với công nghệ nayc ủa Mỹ đă phát hiện nơi sâu gấp hơn 8 lần điểm sâu nhất từng biết trên đất liền. Công nghệ mới đó có tên là BedMachine. Công nghệ này giúp các nhà nghiên cứu tại Đại học Irvine tại bang California, Mỹ có thể thấy được những thứ bên dưới lớp băng dày bao phủ Nam Cực.
H́nh ảnh điểm sâu nhất trên đất liền của Trái Đất được công nghệ BadMachine phát hiện
Phương pháp này đă phát hiện ra Denman Glacier, một vùng thung lũng có chiều rộng khoảng 20,1 km, là khu vực sâu nhất trên mặt đất với độ sâu hơn 3.500 mét so với mặt nước biển.
Phát hiện trên được công bố vào hôm qua (12.12) trên tạp chí Nature Geoscience và tại hội thảo của Liên minh Địa vật lư Mỹ tại thành phố San Francisco trong tuần này.
Các nhà nghiên cứu đă lập một phác đồ chi tiết trong khu vực bằng cách sử dụng dữ liệu về độ dày các lớp băng được tổng hợp từ 19 tổ chức khác nhau kể từ năm 1967, kết hợp với các phép đo thềm băng được lấy từ các chương tŕnh IceBridge của NASA, cũng như các thông số địa chấn tại đây.
Sự kết hợp các dữ liệu trên đă tạo nên những h́nh ảnh chi tiết nhất của Bắc Cực từ trước đến nay, giúp các nhà khoa học có thể xác định đặc điểm địa h́nh nằm dưới sâu các lớp băng, và những tác động mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho các khu vực này.
“Sử dụng BedMachine để phóng to các khu vực cụ thể ở Nam Cực, bạn có thể phát hiện rất nhiều điều đáng kinh ngạc trên lục địa này, đặc biệt là ở các khu vực trước đây chưa được lập bản đồ một cách chi tiết bằng radar,” phó giáo sư Mathieu Morlighem của đại học Irving, tác giả nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố.
Được biết, điểm sâu nhất trên đất liền từng được xác định trên Trái Đất là một khe vực nằm gần Hồ Biển Chết ở Israel, với độ sâu 413 mét dưới mực nước biển, kém hơn 8 lần so với thung lũng Denman Glacier. C̣n điểm sâu nhất tính cả dưới đáy biển là Rănh Mariana, với độ sâu lên tới 11.034 mét dưới mực nước biển.
VietBF@ sưu tầm.