Vrije - trường đại học hàng đầu của Bỉ, đă quyết định dừng hợp tác với Viện Khổng Tử do cáo buộc cựu giám đốc cơ sở này có liên quan đến hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.
Theo South China Morning Post, Vrije Universiteit Brussels (VUB) xác nhận họ sẽ không gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử khi hợp đồng hiện tại kết thúc vào tháng 6 năm sau, dù họ không nhắc tới cáo buộc gián điệp đối với cựu giám đốc cơ sở Viện Khổng Tử tại VUB là ông Song Xinning.
Trong một thông báo trên trang web của trường, VUB cho biết sự hợp tác của họ với Viện Khổng Tử - tổ chức có mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa - không c̣n phù hợp với "các quy tắc về tự do nghiên cứu của chúng tôi".
"Trường nhận thấy rằng việc hợp tác với viện không c̣n phù hợp với các chính sách và mục tiêu của trường", VUB cho biết.
Hồi tháng 10, cơ quan an ninh Bỉ cáo buộc ông Song Xinning đă làm việc như một tuyển trạch viên t́nh báo Trung Quốc. Báo Bỉ De Morgen đưa tin VUB đă phớt lờ những cảnh báo của cơ quan an ninh quốc gia về hoạt động của Viện Khổng Tử tại trường. Ông Song sau đó đă bị cấm nhập cảnh vào 26 nước thuộc khối Schengen trong ṿng 8 năm.
Ông Song Xinning (phải) đă bị cấm nhập cảnh vào khối Schengen sau khi bị cáo buộc hỗ trợ t́nh báo Trung Quốc. Ảnh: Flickr.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Song cho biết cơ quan di trú Bỉ đă thông báo với ông vào ngày 30/7 rằng họ không thể gia hạn thị thực cho ông v́ ông "hỗ trợ các hoạt động gián điệp của Trung Quốc".
Ông Song cho rằng quyết định này được đưa ra sau khi ông từ chối hợp tác với một viên chức ngoại giao Mỹ ở Brussels. Cựu giám đốc Viện Khổng Tử ở VUB cũng phủ nhận chia sẻ thông tin liên lạc và công việc với chính quyền Trung Quốc.
Ông Jonathan Holslag, giáo sư quan hệ quốc tế tại VUB, một trong những người tích cực chỉ trích sự hiện diện của Viện Khổng Tử tại trường, cho rằng VUB đă có một quyết định "dũng cảm".
"Đây nên là tấm gương cho nhiều trường đại học ở châu Âu. Điều này cũng có lợi cho các sinh viên Trung Quốc v́ họ là nạn nhân chính của sự chính trị hoá trao đổi học thuật và luôn bị nghi ngờ", ông Holslag nhận định.
Viên Khổng Tử, tổ chức thuộc sự quản lư của Bộ Giáo dục Trung Quốc, đă xây dựng hệ thống gồm hơn 480 cơ sở trong khuôn viên của các trường đại học nước ngoài. Trong thập kỷ qua, những cơ sở này ngày càng bị theo dơi chặt chẽ bởi chính quyền các nước phương Tây do lo ngại về sự liên hệ tới các hoạt động gián điệp.
Một số Viện Khổng Tử ở Mỹ và Australia đă buộc phải đóng cửa v́ cáo buộc có những ảnh hưởng không phù hợp trong khuôn viên trường, trong khi một số học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc đă bị điều tra, trục xuất và thậm chí đi tù v́ ăn cắp tài sản trí tuệ.
Tại châu Âu, Đại học Leiden ở Hà Lan, Đại học Stockholm ở Thụy Điển và Đại học Lyon ở Pháp đă đóng cửa các cơ sở của Viện Khổng Tử trong khuôn viên của họ.
Trung Quốc trước đây từng nói họ sẽ tối ưu hoá sự phân bổ của các Viện Khổng Tử, tăng cường khả năng giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục. Viện cũng có kế hoạch gia tăng cơ hội cho các sinh viên đến từ những nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.
VietBF © sưu tầm