Liên Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật tự thế giới, bởi đa số các từ ngữ mà quan chức Trung Quốc cố gắng cài vào các tài liệu Liên Hiệp Quốc là các khẩu hiệu của ông Tập, chẳng hạn « hợp tác đôi bên cùng có lợi », « một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại » (hàm ư « đừng đụng vào Trung Quốc đấy ! »), v́ trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng nhe nanh múa vuốt, c̣n các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2019. REUTERS/Mark Kauzlarich
Cây gậy và củ cà rốt
Liên quan đến châu Á, The Economist có bài viết « Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm ».
Mặc dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến. Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng nhe nanh múa vuốt, c̣n các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật tự thế giới.
Hồi tháng 10, cuộc đấu tranh chống lại việc tống giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ là bằng chứng cho sự dữ dội của cuộc chiến ngoại giao. Anh Quốc bất ngờ đóng vai tṛ hàng đầu trong việc lên án vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Đại diện Anh, bà Karen Pierce ra tuyên bố với chữ kư của 22 nước, kêu gọi cho tự do đến quan sát các trại cải tạo ở Tân Cương. Trung Quốc thuyết phục được khoảng mấy chục quốc gia độc tài, nhất là các nước Hồi giáo Trung Đông, kư một tuyên bố hoan nghênh hành động « chống khủng bố » của Bắc Kinh ở Tân Cương.
Ngoài ra c̣n có những đe dọa và trả đũa. Các viên chức ngoại giao Trung Quốc nói với các đồng nhiệm Úc là nếu Canberra kư vào tuyên bố của Anh, th́ sẽ không có được mảnh đất mà chính phủ Úc muốn để làm trụ sở mới cho đại sứ quán ở Bắc Kinh. Dù vậy Úc vẫn cứ kư ! Trung Quốc hủy một sự kiện với Albani, một nước đồng kư tên khác. Jonathan Allen, phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết có quá nhiều áp lực, « nhưng chúng tôi phải bảo vệ các giá trị của ḿnh cũng như nhân quyền ».
Chen chân vô các định chế, cài khẩu hiệu của Tập vào tài liệu LHQ
Những nỗ lực của Trung Quốc trải rộng từ vấn đề nhân quyền cho đến phát triển kinh tế, và có hai mục đích chính. Trước hết là tạo ra một không gian an toàn cho đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo đảm không bị các nước khác chỉ trích, mà họ gọi là « can thiệp vào chuyện nội bộ ». Kế đến là t́m cách đưa vào các văn bản của Liên Hiệp Quốc những từ ngữ của Tập Cận B́nh.
Bắc Kinh cảm thấy việc tổng thống Mỹ Donald Trump xa rời dần các định chế đa phương như Liên Hiệp Quốc là cơ hội cho ḿnh. Từ khi ông Tập lên ngôi năm 2012, Trung Quốc đă tăng mạnh việc tham gia vào Liên Hiệp Quốc. Nay Trung Quốc là nước đóng góp nhiều thứ nh́, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cả về ngân sách lẫn công tác ǵn giữ ḥa b́nh.
Các quan chức Trung Quốc c̣n giữ các vai tṛ hàng đầu trong nhiều định chế Liên Hiệp Quốc, kể cả chức giám đốc Tổ chức Lương Nông (FAO) – đánh bại một ứng cử viên được Mỹ ủng hộ, gây bất ngờ cho nhiều người. Sang năm, Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba ủy viên của ủy ban kiểm sát việc chi tiêu của Liên Hiệp Quốc.
Các vị trí mà quan chức Trung Quốc nắm lấy trong các định chế quốc tế thường ít được các nước quan tâm, nhưng mỗi một chiếc ghế giành được lại giúp tăng thêm một ít ảnh hưởng cho Bắc Kinh. Mỗi lần có cuộc bỏ phiếu về một vấn đề mà Trung Quốc coi là quan trọng, các nhà ngoại giao nước này thường thẳng thừng đề nghị một sự đổi chác : hoặc tài trợ cho một dự án nào đó, hoặc đe dọa cắt nguồn tiền ; tóm lại là mua quan hệ.
Quan chức Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc lộng quyền
Ảnh hưởng của Tập Cận B́nh là rất rơ. Đa số các từ ngữ mà quan chức Trung Quốc cố gắng cài vào các tài liệu Liên Hiệp Quốc là các khẩu hiệu của ông Tập, chẳng hạn « hợp tác đôi bên cùng có lợi », « một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại » (hàm ư « đừng đụng vào Trung Quốc đấy ! »).
Trong ba năm liên tiếp, Trung Quốc đă thành công khi đưa vào nghị quyết về Afghanistan khái niệm Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Tập Cận B́nh, được coi là một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu « đôi bên cùng có lợi ».
Bắc Kinh chiêu dụ được các quan chức Liên Hiệp Quốc cao cấp, kể cả tổng thư kư António Guterres, ca ngợi BRI là một mô h́nh phát triển toàn cầu. Năm 2018, Trung Quốc thuyết phục Hội đồng Nhân quyền ở Genève (mà Mỹ đă rút ra) « thúc đẩy hợp tác cùng có lợi » - có nghĩa là kềm chế những chỉ trích.
Năm 2017, Trung Quốc cũng đă thành công trong việc cắt giảm ngân sách cho các tổ chức và chương tŕnh xúc tiến nhân quyền. Cùng năm ấy, Ngô Hồng Ba (Wu Hong Bo), phó tổng thư kư Ủy ban Kinh tế Xă hội Liên Hiệp Quốc, đă trục xuất ông Dolkun Isa, một nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ ra khỏi một diễn đàn mà ông Isa là khách mời, đại diện cho một tổ chức phi chính phủ Đức. Tuy giữ một vị trí buộc phải khách quan, Ngô Hồng Ba sau đó lại lên truyền h́nh nhà nước Trung Quốc khoe khoang : « Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ lợi ích đất nước ».
Một nhà ngoại giao nhận xét, Trung Quốc đă làm quá lố, và đến một lúc nào đó người ta sẽ bắt đầu chống lại. Tuy nhiên cũng có một số nước nhỏ ở châu Phi và Trung Đông, hầu hết là độc tài, lại không thích sự thống trị của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc hậu chiến tranh lạnh.
Quan chức Tân Cương bị trừng trị v́ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ chưa đủ mạnh
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Courrier International trích dịch các bài báo của The Guardian và New York Times, là những tờ báo đă tiết lộ 400 trang tài liệu mật bị ṛ rỉ từ trong nội bộ đảng Cộng sản, về các trại cải tạo Tân Cương. Tài liệu cho thấy Tập Cận B́nh đă đích thân ra lệnh phải thẳng tay sử dụng các công cụ chuyên chính đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Một số văn bản c̣n mô tả số phận dành cho các quan chức không đủ cứng rắn khi thi hành chính sách đảng. Điển h́nh là trường hợp Vương Dũng Trí (Wang Yongzhi), qua bản báo cáo kiểm tra nội bộ đảng gồm 11 trang và bản cung dài 15 trang, có lẽ là bị bức cung.
Khi bắt đầu việc bắt đi cải tạo hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, Vương Dũng Trí đă tỏ ra mẫn cán, cho xây thêm hai trại cải tạo mới và gởi đến đó 20.000 người. Nhưng dần dà, lo ngại về hậu quả kinh tế và mối quan hệ với dân chúng, ông Vương đă « từ chối bắt những người cần bắt » – một lỗi lầm không thể tha thứ dưới mắt đảng.
Thậm chí Vương Dũng Trí c̣n ra lệnh trả tự do cho 7.000 người đang bị cải tạo, « một hành động khả nghi cần phải cách chức, bắt giam và xét xử ». Báo cáo và bản thú tội của Vương Dũng Trí đă được đọc lớn giọng trước tất cả các đảng viên ở Tân Cương, như một lời cảnh cáo cho những ai không nhanh nhẩu chấp hành.