Theo kết quả nghiên cứu mỗi ba năm của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển nói rằng, các quốc gia có nền kinh tế phát triển của thế giới, nhắm vào thành phần học sinh ở khắp trên thế giới, cho thấy học sinh Trung Quốc có sức học vượt xa các bạn học sinh cùng tuổi ở các quốc gia khác, trong các cuộc khảo sát về khả năng đọc hiểu, làm toán và hiểu biết về khoa học, cho thấy sẽ có sự đối nghịch về sức mạnh kinh tế trong tương lai cũng như khó khăn mà các nền kinh tế tân tiến hiện nay sẽ phải cố gắng mới bắt kịp.
Học sinh ở bốn khu vực Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang có khả năng về khoa học và toán vượt hẳn các nơi khác trên thế giới. (H́nh minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Bản tin của Bloomberg News hôm Thứ Ba, 3 Tháng Mười Hai, nói rằng kết quả nghiên cứu mỗi ba năm của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (Organization for Economic Cooperation and Development OECD), gồm các quốc gia có nền kinh tế phát triển của thế giới, nhắm vào thành phần học sinh 15 tuổi ở khắp nơi, cho thấy học sinh ở bốn khu vực Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang có khả năng về khoa học và toán vượt hẳn các nơi khác trên thế giới, cho dù là lợi tức hằng năm của gia đ́nh các học sinh này thấp hơn nhiều so với các gia đ́nh thuộc các quốc gia thành viên OECD.
Trong lănh vực đọc hiểu, học sinh đến từ các gia đ́nh thuộc hàng 10% nghèo nhất ở Trung Quốc vẫn thấy có khả năng cao hơn mức trung b́nh của các học sinh thuộc OECD.
Tổng Thư Kư OECD Angel Gurria cho rằng: “Phẩm chất của trường học tại những nơi này ngày hôm nay sẽ giúp cho sức mạnh kinh tế của họ ngày mai.”
Cuộc nghiên cứu PISA (Programme for International Student Assessment) của 600,000 học sinh tại 79 quốc gia trên thế giới, cho thấy sự khó khăn trong việc cải thiện phẩm chất của nền giáo dục, có khi c̣n không liên hệ ǵ với bao nhiêu tiền của đổ vào lănh vực này.
Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia trong nhóm OECD, vốn đă gia tăng chi tiêu cho lănh vực tiểu học và trung học hơn 15% trong thập niên qua.
Ông Gurria nói: “Thật là một sự thất vọng khi hầu hết các quốc gia trong khối OECD coi như không có tiến triển ǵ trong lănh vực giáo dục kể từ khi nghiên cứu PISA khởi sự tiến hành năm 2000.”
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt về thành quả học tập dựa vào t́nh trạng kinh tế của gia đ́nh. Tại một số quốc gia, cho dù chính phủ đổ nhiều tiền vào lănh vực giáo dục, sự giàu có của gia đ́nh học sinh vẫn đóng vai tṛ quan trọng trong kết quả học tập.
Kết quả này cho thấy ngay cả ở trong một số quốc gia Âu Châu, gồm cả Pháp và Đức, có tới 17% sự khác biệt về kết quả học hành được cho là có liên hệ đến t́nh trạng kinh tế gia đ́nh. (V.Giang)