Ngày 3/12, Tổng Thư kư Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định, ông không muốn trở thành một kẻ thù của Trung Quốc, nhưng liên minh này phải giải quyết "những hàm ư an ninh" trong sự trỗi dậy của Bắc Kinh như một cường quốc quân sự.
Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đang bắt đầu lan tới các quốc gia NATO. (Nguồn: AFP)
Theo ông Stoltenberg, năng lực quân sự ngày một lớn của Trung Quốc, trong đó các tên lửa có thể tấn công châu Âu và Mỹ, khiến các đồng minh NATO phải cùng nhau giải quyết vấn đề này.
Phát biểu tại một sự kiện ở London trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh NATO nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh này, ông Stoltenberg nói: "Hiện nay, chúng ta đă nhận thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc có những hàm ư an ninh đối với tất cả các đồng minh. Trung Quốc hiện có ngân sách quốc pḥng lớn thứ hai thế giới và gần đây đă tŕnh diễn nhiều năng lực mới và hiện đại, trong đó có những tên lửa tầm xa có thể vươn tới toàn bộ châu Âu và Mỹ".
Mặc dù phạm vi pḥng thủ của NATO chỉ giới hạn ở châu Âu và Bắc Mỹ, song theo ông Stoltenberg, ảnh hưởng của Trung Quốc đang bắt đầu lan tới các quốc gia NATO.
Người đứng đầu NATO nhấn mạnh: "Không phải là việc đưa NATO tiến vào Biển Đông mà là việc Trung Quốc đang tiến gần hơn tới chúng ta ở Bắc Cực, ở châu Phi, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng của chúng ta ở châu Âu, ở không gian mạng".
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận mới của NATO là "không tạo ra một kẻ thù mới, mà là phân tích, nhận thức và đối phó theo một cách tương xứng với những thách thức mà Trung Quốc gây ra".
Liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp diễn ra, cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, bà tới Hội nghị với một cảm giác lạc quan bất chấp những bất đồng giữa các thành viên trong liên minh về sức mạnh của khối.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bà Merkel cho biết: "Cuộc thảo luận mà chúng tôi vừa tiến hành với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, các cuộc gặp, nơi chúng tôi có thể giải quyết những chủ đề này, luôn luôn tốt đẹp".
Thủ tướng Đức nhấn mạnh: "Với tất cả những bất đồng giữa các thành viên, chúng tôi cần phải giải quyết chúng, chúng tôi cần phải nói về tương lai của NATO và những lợi ích chiến lược chung của chúng tôi".
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte bày tỏ sự ủng hộ đối với để xuất của Pháp và Đức về việc cải tổ NATO sau khi Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định liên minh quân sự này đang "sắp tàn".
VietBF © sưu tầm