Một bộ phận người trẻ ở Ấn Độ thích "thuê" hơn là "mua". Họ thuê từ nội thất đến điện thoại. Ngay cả mở công ty, người trẻ Ấn Độ cũng tính thuê đồ để giảm bớt thiệt hại rủi ro.
Không mua nhà riêng, ô tô hay thậm chí một chiếc ghế, Spandan Sharma, 29 tuổi, "nghiện" thuê mọi thứ từ nội thất đến điện thoại.
"Thế hệ của chúng tôi thích tự do, và những thứ từng được xem là ổn định giờ lại trở thành dấu hiệu của sự ràng buộc", Sharma, hiện sống ở Mumbai, Ấn Độ cho biết.
Sharma là đại diện cho một bộ phận người trẻ ở Ấn Độ muốn phá vỡ các quy tắc cũ về cuộc sống bằng cách đi thuê mọi thứ thay v́ mua và sở hữu.
"Bố mẹ tôi hoàn toàn không hiểu về khái niệm thuê đồ đạc", Sharma chia sẻ. "Họ cũng không đồng t́nh với quan điểm này, bởi họ cho rằng sở hữu sẽ tốt hơn là thuê dài hạn".
Mỗi tháng, chàng trai 29 tuổi mất 4.247 rupee (60 USD) để thuê mọi thứ cho căn hộ của ḿnh, từ đồ đạc trong pḥng ngủ, pḥng khách, pḥng bếp cho đến tủ lạnh và ḷ vi sóng.
Sharma không đơn độc khi theo đuổi lối sống "đi thuê", bởi hàng chục ngh́n người trẻ ở Ấn Độ đang chọn cách tương tự. Nhiều doanh nghiệp ở đất nước này thậm chí cũng xem đây là một xu thế mới, trong đó có doanh nhân 25 tuổi Vandita Morarka.
Khi Morarka thành lập tổ chức phi lợi nhuận One Future Collective năm 2017, cô thuê gần như mọi thứ cần thiết cho văn pḥng và dành số tiền tiết kiệm từ việc đó để trả lương cho nhân viên.
"Từ bàn ghế làm việc cho đến laptop, tôi đă thuê tất cả với chi phí rất hợp lư", Morarka nói. "Lựa chọn này giúp giảm bớt rủi ro cho tôi. Trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi hoàn toàn có thể đóng cửa văn pḥng này mà không mất một khoản đầu tư lớn, và bắt đầu lại ở bất kỳ đâu".
Từ các ứng dụng đi chung xe cho tới chia sẻ không gian văn pḥng, nền kinh tế chia sẻ đă trở thành hiện tượng toàn cầu với doanh thu hàng năm khoảng 335 tỷ USD vào năm 2025, theo dự báo của công ty kiểm toán PwC ở Anh.
Tại Mỹ, các trang web như Rent the Runway và Nuuly cho phép khách hàng thuê quần áo, trong khi tại Trung Quốc, khách hàng có thể thuê một chiếc BMW thông qua cú chạm trên màn h́nh điện thoại thông minh.
Sự bùng nổ của xu hướng này ở Ấn Độ đă dẫn tới ngày càng có nhiều doanh nghiệp cho thuê đồ nội thất và gia dụng mới như Furlenco, RentoMojo hay GrabOnRent. Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng cho thuê đồ trang sức cũng xuất hiện trong những năm gần đây.
Xu thế mới được xem là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang có dấu hiệu suy thoái, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày một giảm, thậm chí trong ngành có doanh thu hàng đầu như ôtô.
Thị trường cho thuê đồ nội thất ở Ấn Độ dự kiến đạt mức 1,89 tỷ USD doanh thu vào năm 2025, theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Research Nester ở Mỹ.
"Chúng tôi kỳ vọng cán mốc một triệu đơn hàng trong ṿng 30 tháng", Geetansh Bamania, nhà sáng lập RentoMojo, cho biết.
Công ty có trụ sở tại Bangalore cho thuê từ đồ nội thất, đồ gia dụng, dụng cụ tập gym cho tới điện thoại iPhone, thiết bị nhà thông minh như Google Home và Amazon Echo.
"Thuê điện thoại thông minh là một lựa chọn được giới trẻ yêu thích, bởi họ có thể dễ dàng có trong tay những mẫu mới nhất với giá rẻ mà không cần 'đốt tiền' mua như trước đây", Bamania nói.
Đối với nhiều người trẻ ở Ấn Độ, thuê đồ đạc là một lựa chọn thông minh giúp họ tiết kiệm tiền bạc.
Bố của Sharma kết hôn năm 29 tuổi, khi đang làm việc trong một ngân hàng và phải dành dụm từng đồng lương để mua nhà và ôtô. Nhưng Sharma lựa chọn một cách sống khác và dành nhiều thời gian để trải nghiệm cuộc sống.
"Sống ở 5 thành phố khác nhau thuộc hai đất nước trong ṿng 7 năm là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của bố tôi, nhưng đó chính là cuộc sống của tôi hiện tại", Sharma nói.
Anh cũng cho biết nhiều ứng dụng cho thuê đồ nội thất hiện cung cấp thêm dịch vụ chuyển đồ miễn phí. "Đây là một điều tuyệt vời cho thế hệ của chúng tôi khi có thể đóng gói đồ đạc và chuyển đi bất cứ đâu chỉ trong vài tuần", Sharma cho biết.