Đó là lời cáo buộc của Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Ông Donald Tusk cho rằng Tổng thống thứ 45 của Mỹ đang hủy hoại Liên minh châu Âu (EU) và mong cho liên minh này thất bại giữa bối cảnh EU đang đối mặt với những điều khó đoán định về Brexit và một Nghị viện châu Âu "phân mảnh về chính trị".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Trong bài phỏng vấn với tuần báo Đức Die Zeit mới đây, ông Tusk đă gọi Tổng thống Trump là thách thức lớn nhất của EU.
"Lần đầu tiên trong lịch sử có một Tổng thống Mỹ công khai chống lại một châu Âu thống nhất. Ông ấy ủng hộ Brexit và cầu nguyện cho liên minh này tan vỡ", ông Tusk nhận định.
Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU đă căng thẳng kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền và lên tiếng bác bỏ các thỏa thuận đa phương.
Ông Trump đă nhiều lần chỉ trích chính sách thương mại của EU đối với Mỹ c̣n tệ hơn Trung Quốc mặc dù các nước châu Âu đang phụ thuộc nhiều vào Washington trong vấn đề an ninh.
Mặt khác, những mâu thuẫn chính trị giữa những nhà lănh đạo cũng đă tác động không nhỏ đến việc đạt được sự đồng thuận giữa Mỹ và các quốc gia trong EU.
Năm ngoái, Washington đă áp thuế lên các sản phẩm nhôm và thép từ EU và các quốc gia khác, viện cớ những sản phẩm này là mối đe dọa với an ninh quốc gia của Mỹ. EU ngay lập tức đă trả đũa bằng cách áp 25% thuế lên sản phẩm rượu whisky của Mỹ vào tháng 6-2018. Kể từ khi EU áp thuế, xuất khẩu rượu whisky của Mỹ đă giảm 21%.
Mới đây, cuộc đối đầu dai dẳng giữa EU và Mỹ liên quan tới tranh căi về chính sách trợ cấp bất hợp pháp đối với hai hăng chế tạo máy bay Airbus và Boeing đă chuyển sang ngă rẽ mới sau khi Mỹ chính thức áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD của EU từ ngày 18/10.
Cụ thể, mức thuế Mỹ áp lên các mặt hàng máy bay của Airbus, tập đoàn do Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha hợp tác sáng lập, sẽ là 10%. Trong khi đó, rượu từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức và một số sản phẩm nông nghiệp khác sẽ đối mặt với mức thuế 25%.
Washington có động thái trên sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 14/10 đă chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU trị giá 7,5 tỷ USD liên quan cáo buộc EU trợ giá cho ngành công nghiệp hàng không.
Nền kinh tế Mỹ và châu Âu có sự hội nhập chặt chẽ hơn so với mối quan hệ của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Đầu tư của Mỹ vào EU cao gấp ba lần so với đầu tư của Mỹ ở toàn châu Á. Trong khi đó, đầu tư của EU vào Mỹ lớn gấp tám lần so với tổng đầu tư của khối 28 nền kinh tế vào Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nền kinh tế Mỹ và EU cũng chiếm khoảng một nửa nền kinh tế thế giới.
Bởi vậy, quyết định mới nhất này của Washington càng tạo ra sự bất ổn với nền kinh tế toàn cầu vốn đang chịu tác động xấu từ mâu thuẫn trên diện rộng từ thương mại tới công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.