Cuộc biểu t́nh đă cho thấy phần nào t́nh h́nh cấp bách tại Australia, khi khu vực Đông Nam nước này bị tàn phá bởi hàng trăm trận cháy rừng trong những tuần qua.
Biểu t́nh chống biến đổi khí hậu tại Australia. (Ảnh: AFP)
Ngày 29/11, người dân tại thành phố Sydney của Australia đă khởi động cho một đợt biểu t́nh toàn cầu mới nhằm phản đối t́nh trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Hàng trăm người dân đă tập trung tại các văn pḥng của đảng Tự do cầm quyền nhằm hưởng ứng lời kêu gọi hành động từ nhà hoạt động trẻ tuổi về biến đổi khí hậu Greta Thunberg. Cuộc biểu t́nh đă cho thấy phần nào t́nh h́nh cấp bách tại Australia, khi khu vực Đông Nam nước này bị tàn phá bởi hàng trăm trận cháy rừng trong những tuần qua.
Gần như cả tháng trước, thành phố Sydney bị bao phủ bởi khói mù độc hại do các trận cháy rừng gây ra. Ước tính cháy rừng đă khiến 6 người thiệt mạng và hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy. T́nh trạng này ngày càng tồi tệ hơn do nhiệt độ tại Australia liên tục tăng lên. Hạn hán, khô nóng và gió mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các trận cháy rừng kinh hoàng vừa qua.
Những người biểu t́nh đă thể hiện sự phản đối với Thủ tướng Australia Scott Morrison, người vẫn luôn khẳng định cháy rừng và biến đổi khí hậu không hề liên quan đến nhau. Theo người biểu t́nh, việc chính phủ không hành động về biến đổi khí hậu đă góp phần gây nên các vụ cháy rừng.
Dự kiến các cuộc biểu t́nh lần lượt sẽ diễn ra trong ngày tại Melbourne, Brisbane và tại những thành phố khác trên thế giới. Tháng trước, hàng triệu người đă xuống đường gần như tại tất cả các thành phố lớn trên thế giới nhằm phản ứng về vấn đề biến đổi khí hậu.
Cuộc biểu t́nh mới nhất này diễn ra trong bối cảnh 200 quốc gia đang chuẩn bị nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP25 ở Madrid (Tây Ban Nha) vào tuần tới. Hội nghị sẽ chủ yếu tập trung vào việc hoàn tất nội dung cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để hiệp định có thể được triển khai năm 2021.
Theo Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đă đề ra những mục tiêu nhằm làm giảm lượng khí thải để hạn chế nhiệt độ Trái Đất ấm lên ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lư tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đă cảnh báo rằng những nỗ lực nhằm giảm mức tăng nhiệt độ của Trái Đất xuống c̣n 1,5 độ C đang suy giảm, trong khi lượng khí thải carbon lại đang có xu hướng tăng lên. Để đáp ứng mục tiêu trên, thế giới cần phải giảm lượng khí thải này ở mức 7,6%/năm.
Trong khi đó, Liên hợp quốc cho rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, vốn là một trong nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu, đă đạt mức kỷ lục trong năm ngoái. Liên hợp quốc cảnh báo nhiệt độ toàn cầu đang trên đà tăng thêm gần 4 độ C vào cuối thế kỷ này, mức tăng này bị cho là sẽ khiến một số nơi gần như không thể sinh sống được.
VietBF © sưu tầm