Chưa bao giờ Tập Cận B́nh ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối bằng lúc này, từ vụ biểu t́nh Hong Kong đến “vụ án Huawei” rồi mới đây là vụ một điệp viên Trung Quốc đào thoát sang Úc khai nhiều t́nh tiết kinh thiên động địa và hôm nay th́ sự kiện Ṭa Bạch Ốc kư Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong.
Chưa hết, một mặt trận ít được chú ư nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng dữ dội đến vai tṛ Trung Quốc tại Đông Nam Á. Đó là Đài Loan. Cần nhắc lại, trong báo cáo “Indo-Pacific Strategy Report - Preparedness, Partnerships, and Promoting a Networked Region” mà Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ công bố ngày 1-6-2019, Mỹ đă làm Bắc Kinh điên tiết khi lần đầu tiên gọi Đài Loan là “quốc gia”, thay v́ công nhận lănh thổ này là một tỉnh của Trung Quốc, như chính sách mà Bắc Kinh luôn yêu cầu thế giới “cấm được căi”. Báo cáo trên có đoạn: “V́ các nền dân chủ Ấn-Thái B́nh Dương như Singapore, Đài Loan, New Zealand và Mông Cổ là đáng tin, có năng lực cũng như là đối tác tự nhiên của Hoa Kỳ nên cả bốn quốc gia này đều đóng góp cho các sứ mạng của Mỹ khắp thế giới. Họ cũng đang thực hiện những bước tích cực trong việc duy tŕ một trật tự quốc tế mở và tự do”.
Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Trước đó, cũng có một vụ “kỳ cục” chưa tiền lệ nữa, khi John Bolton, với tư cách cố vấn an ninh quốc gia, đă gặp một trong những viên chức quốc pḥng cao cấp nhất của Đài Loan – Tổng thư kư Hội đồng an ninh quốc gia Đài Loan Lư Đại Duy (David Lee) – vào đầu tháng 5 tại Washington. Đây là cuộc gặp đầu tiên của giới chức an ninh hàng đầu Mỹ-Đài Loan kể từ năm 1979.
Nói đến chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, vấn đề đạo luật, đặc biệt những đạo luật được Quốc hội đề xuất và chuẩn y, là rất quan trọng v́ chúng không mang tính nhất thời mà có sức ảnh hưởng về chiến lược lâu dài. Cần nhắc lại, tháng 3-2018, Đạo luật du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act – TTA) với nội dung khuyến khích các cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan đă được phê chuẩn từ Ṭa Bạch Ốc. Trước đó, ngoại giao Washington-Đài Bắc bị chi phối bởi Đạo luật quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act-TRA), vốn chỉ cho phép giới chức cấp thấp của Đài Loan gặp Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5-2019, Hạ viện Hoa Kỳ lại chuẩn y Đạo luật bảo trợ Đài Loan (Taiwan Assurance Act-TAA), bày tỏ ủng hộ Đài Loan trước sức ép ngoại giao lẫn quân sự từ Bắc Kinh. Khuyến khích Đài Loan mua thêm “đồ chơi” quốc pḥng cũng như tham gia các tổ chức quốc tế, TAA được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 414/0!
Tiếp đó, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng nhất trí thông qua (ngày 22-5-2019) dự luật ủng hộ Đài Loan “tái chiếm” vị trí quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (cơ quan có quyền đề ra các quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO), nơi đă không mời Đài Loan dự họp kể từ năm 2017 bởi sự cản trở từ Bắc Kinh. Một trong những “minh họa” rơ rệt nhất cho loạt diễn biến nóng hổi trong quan hệ Washington-Đài Bắc là một cơ quan ngoại giao của Đài Loan đặt tại Washington đă được đổi tên, từ “Hội đồng điều phối Bắc Mỹ” thành “Hội đồng Hoa Kỳ vụ của Đài Loan” (“Trú Mỹ quốc Đài Bắc kinh tế văn hóa đại biểu xứ”) vào cuối tháng 5-2019. C̣n nữa, giữa tháng 6-2019, một thông điệp khác lại được Washington đưa ra mà giới nghiên cứu chính trị Đài Loan đă diễn giải theo chiều hướng tích cực cho họ. Đó là sự kiện tướng hưu Không quân Hoa Kỳ David Stilwell, người thông thạo tiếng Hoa và tiếng Triều Tiên, được Thượng viện chuẩn y vị trí trợ lư Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái B́nh Dương.
Cùng với các đạo luật liên quan Đài Loan và bây giờ là Hong Kong, câu chuyện “đạo luật” từ nước Mỹ liên quan chính sách đối ngoại của họ cho thấy một điều: sức mạnh Quốc hội Hoa Kỳ. Họ không chỉ ảnh hưởng nguyên thủ của ḿnh mà c̣n có thể làm nguyên thủ gần như bất kỳ quốc gia nào cũng ít nhiều ngán ngại. Tập Cận B́nh có thể hô phong hoán vũ trong nước và Tập có thể so găng tay đôi với một nguyên thủ quốc gia khác nhưng Tập sẽ bất lực trong việc đối diện với một tập thể gọi là “Quốc hội Hoa Kỳ”
Mạnh Kim