Tổ chức NATO đang đứng trước nguy cơ tan ră lớn hơn bao giờ hết. Đây sẽ là điều mà Nga là nước mong chờ nhất suốt hàng chục năm qua. Tuy nhiên cho tới lúc này mọi thứ vẫn chưa thực sự rơ rệt.Ankara sẽ chống lại mọi nỗ lực của các nước thành viên NATO trong việc thuyết phục nước này ủng hộ một kế hoạch pḥng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan cho đến khi yêu cầu về một kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ được đáp ứng, một nguồn tin ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (27/11) cho biết. Thông tin này sẽ khiến Nga không khỏi mừng thầm khi mà Nga đang đối đầu gay gắt với NATO và hơn nữa kế hoạch pḥng thủ cho các nước Baltic cũng như Ba Lan chắc chắn có ảnh hưởng đến Nga bởi đây là những nước láng giềng xung quanh Nga.Theo các nguồn tin báo chí, Thổ Nhĩ Kỳ đang kiên quyết từ chối không ủng hộ kế hoạch pḥng thủ cho các nước Baltic và Ba Lan trừ khi nước này nhận được sự ủng hộ nhiều hơn về mặt chính trị cho cuộc chiến chống lại lực lượng người Kurd – YPG ở chiến trường Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn NATO chính thức thừa nhận lực lượng chiến binh YPG – đội quân đóng vai tṛ chủ chốt trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), là một nhóm khủng bố. SDF vốn là một một đồng minh then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở chiến trường Syria. Ankara vô cùng tức giận khi đồng minh Mỹ của họ lại ủng hộ lực lượng YPG.
Nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, NATO trong năm nay đă đồng ư ủng hộ kế hoạch của liên minh về việc bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có kế hoạch pḥng thủ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ phía nam – nơi giáp ranh với Syria. Kế hoạch này cũng bao gồm việc NATO thừa nhận YPG là một mối đe dọa khủng bố đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Washington sau đó đă rút lại sự ủng hộ của nước này cho kế hoạch nói trên và các nước khác sau đó cũng theo chân Mỹ phản đối kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tin cho biết thêm.
"V́ thế, chúng tôi sẽ tuyên bố rằng nếu kế hoạch pḥng thủ của chúng tôi không được thông qua th́ chúng tôi cũng sẽ không cho phép kế hoạch khác (kế hoạch pḥng thủ cho các nước Baltics và Ba Lan) được phê chuẩn", nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định. "Những nước muốn chúng tôi đồng ư với kế hoạch cho các nước Baltics và Ba Lan th́ chính họ cũng phải thể hiện sự nhận thức tương tự đối với kế hoạch dành cho chúng tôi."
Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Ibrahim Kalin hôm qua đă lên Twitter bày tỏ rằng, Liên minh Châu Âu (EU) và NATO cần phải hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong những vấn đề liên quan đến các mối quan ngại an ninh quốc gia của họ.
"Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên mạnh của NATO với quân đội lớn thứ hai trong liên minh và Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia vào EU như là một thành viên đầy đủ. Tuy nhiên, liên minh cần phải quan tâm đến các mối đe dọa nhằm vào an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ và phải hợp tác để xóa bỏ các mối đe dọa đó”, ông Kalin nhấn mạnh.
Những phát biểu trên được phía Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đúng một tuần ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng của NATO ở thủ đô London. NATO đang nỗ lực t́m kiếm sự ủng hộ của toàn bộ 29 thành viên cho kế hoạch quân sự nhằm bảo vệ Ba Lan và các nước Baltic gồm Lithuania, Latvia, Estonia trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ Nga.
Phản ứng mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa phá hỏng nỗ lực của NATO. Trong khi đó, nếu kế hoạch pḥng thủ dành cho Ba Lan và các nước Baltic không được thông qua th́ Nga là nước được hưởng lợi. Các nước Baltic cũng như Ba Lan là những nước láng giềng xung quanh Nga việc NATO vạch ra một kế hoạch pḥng thủ ở những nơi này đồng nghĩa với việc liên minh quân sự mạnh nhất thế giới sẽ triển khai lực lượng quân sự đến sát các đường biên giới của Nga. Đây là điều Moscow hoàn toàn không muốn khi mà nước này với NATO đang đối đầu căng thẳng.
|