23/11/2019
Tại sự kiện cuối cùng trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Nhật Bản, Tokyo hôm 22/11 đă nắm lấy cơ hội để bác bỏ cảnh báo của Hàn Quốc về mức nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đă bị phá hủy, giữa lúc cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng đang đe dọa làm lu mờ các cuộc họp của G20.
Các bộ trưởng ngoại giao của 20 nước nhóm G20 đă tề tựu về thành phố Nagoya ở miền trung Nhật Bản để dự hai ngày hội đàm, ngay giữa lúc một hiệp ước chia sẻ thông tin t́nh báo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sắp hết hạn.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự bất ḥa giữa hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha vẫn chưa chính thức xác nhận liệu bà có dự hội nghị G20 hay không, dù một nguồn tin ngoại giao nói với Reuters rằng bà sẽ đến Nagoya trễ hơn trong ngày thứ Sáu.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cả hai đều là đồng minh của Hoa Kỳ, đă vấp khó khăn do một vụ tranh căi về lịch sử sau đó lấn sang thương mại và các lĩnh vực khác.
Hàn Quốc bày tỏ lo ngại về nạn ô nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima của Nhật, là nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá trong trận động đất và sóng thần năm 2011. Nhật Bản đă bác bỏ lo ngại này.
Hàn Quốc dự tính dẹp bỏ một hiệp định chia sẻ thông tin t́nh báo với Nhật Bản v́ mối bất ḥa này, và để cho hiệp định trở nên hết hiệu lực vào thứ Bảy tới đây bất chấp áp lực của Hoa Kỳ, muốn duy tŕ một yếu tố quan trọng trong quan hệ hợp tác an ninh ba bên (Mỹ-Nhật-Hàn) ở châu Á.
Một cố vấn cao cấp của tổng thống Hàn Quốc hôm thứ Năm cho hay các cuộc thảo luận đă được tổ chức với Nhật Bản, với hy vọng hai bên sẽ đạt được một giải pháp giờ chót.
Tranh chấp bắt nguồn từ những bất đồng kéo dài về việc bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động tại các công ty Nhật trong Thế chiến thứ hai. Bất ḥa càng sâu sắc hơn trong năm nay khi Nhật hạn chế xuất khẩu nguyên liệu sản xuất chip sang Hàn Quốc, đe dọa gây gián đoạn cho chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Hàn Quốc phản công bằng cách nêu lên lo ngại về nạn ô nhiễm từ nhà máy hạt nhân Fukushima, trên bờ biển phía đông Nhật Bản.