Mỹ đang gây ảnh hưởng lên dự luật Hong Kong. Người biểu t́nh Hong Kong mong chờ dự luật mà quốc hội Mỹ vừa thông qua nhưng nó cũng tiềm ẩn tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu.
Người biểu t́nh tham gia một cuộc tuần hành tại quận Trung tâm, Hong Kong, ngày 15/11. Ảnh: Reuters.
Lưỡng viện Mỹ hồi giữa tuần thông qua dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong (HKHRDA). Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành đánh giá hàng năm về việc liệu Hong Kong có đủ tự chủ để tiếp tục hưởng các ưu đăi thương mại và kinh tế từ trạng thái đặc biệt được quy định trong Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong 1992 hay không.
Washington cũng có thể phong tỏa tài sản và cấm vận các quan chức bị coi là vi phạm nhân quyền ở Hong Kong. Chính quyền Mỹ c̣n tiến hành đánh giá thường niên để xem xét liệu Hong Kong có thực thi đầy đủ các quy định xuất khẩu cùng các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Liên Hợp Quốc hay không.
HKHRDA được quốc hội Mỹ phê duyệt trong bối cảnh các cuộc biểu t́nh phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà Hong Kong chưa kư hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục, vẫn căng thẳng sau gần 6 tháng, gây ra hàng loạt bất ổn ở đặc khu.
Tác động lớn nhất của HKHRDA có lẽ đến từ khả năng Hong Kong bị hủy bỏ trạng thái đặc biệt, thứ tạo ra sự khác biệt giữa đặc khu và phần c̣n lại của Trung Quốc đại lục, qua đó, bảo vệ Hong Kong khỏi cuộc chiến về thuế đang sôi sục giữa Washington và Bắc Kinh.
Trạng thái đặc biệt cũng mang đến những lợi ích khác, bao gồm cho phép cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho công dân Trung Quốc đại lục, cho phép đặc khu mua các công nghệ nhạy cảm, đồng thời đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng dollar Mỹ và dollar Hong Kong. Nó c̣n giúp Hong Kong đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh.
"Điều này có ư nghĩa nền tảng", Phó giáo sư Alfred Wu từ Đại học Quốc gia Singapore nhận xét, đề cập tới trạng thái đặc biệt của Hong Kong. "Nếu HKHRDA thất bại, Hong Kong khi đó sẽ không giống như Hong Kong hiện nay nữa, mà sẽ chỉ là một thành phố b́nh thường khác của Trung Quốc".
Nhưng với những người biểu t́nh đă bị bắt và truy tố ở Hong Kong, HKHRDA mang đến cho họ hy vọng.
Jason Y. Ng, luật sư Mỹ kiêm liên lạc viên của Nhóm Luật sư Tiến bộ, cho biết HKHRDA ước định rằng những người muốn tới Mỹ nhưng từng bị bắt hay truy tố v́ vai tṛ trong các cuộc biểu t́nh tại Hong Kong sẽ không bị từ chối cấp visa. Nó cũng đặt những quan chức chính quyền Hong Kong, sĩ quan cảnh sát và gia đ́nh họ vào ṿng giám sát.
"Giờ đây, họ phải cân nhắc kỹ hơn mỗi khi làm điều ǵ đó với người biểu t́nh nếu vẫn muốn đặt chân lên đất Mỹ, mua tài sản hay mở một tài khoản ngân hàng ở Mỹ", luật sư Jason Y. Ng nhận định.
Học sinh, sinh viên là một trong những thành phần quan trọng nhất tham gia các cuộc biểu t́nh tại Hong Kong. Nhà lập pháp Kwok Wing-hang cho rằng xét về mặt nhân quyền và tự do, HKHRDA mang đến "một lớp bảo vệ và cam kết nữa" cho học sinh, sinh viên. "Học sinh, sinh viên cần có một lối ra cũng như những lựa chọn khác ngay cả khi họ bị kết án tại Hong Kong v́ tham gia biểu t́nh", ông nói.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa bang Florida Marco Rubio, người dẫn đầu các nỗ lực vận động thông qua HKHRDA, tuyên bố dự luật đă "gửi một thông điệp rơ ràng tới người dân Hong Kong" rằng Mỹ sẽ "không đứng ngoài cuộc".
Joshua Wong, người lănh đạo phong trào biểu t́nh "Ô dù" ở Hong Kong hồi năm 2014, cho hay anh muốn HKHRDA trở thành minh chứng cho thấy "Bắc Kinh thực sự cần phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, việc phê chuẩn dự luật cũng có thể khiến Mỹ đối mặt với rủi ro. Pḥng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hong Kong đánh giá HKHRDA tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến "những hậu quả khó lường và phản tác dụng" đối với các lợi ích kinh tế Mỹ tại khu vực.
Mỹ hiện có 1.344 công ty tại Hong Kong và khoảng 85.000 công dẫn Mỹ đang sinh sống tại đặc khu. Hong Kong cũng là đối tác đem lại thặng dư thương mại song phương lớn nhất của Mỹ trên thế giới, với 33 tỷ USD trong năm 2018.
Một số nhà phân tích nhận định bất kỳ động thái nào nhằm chấm dứt trạng thái đặc biệt của Hong Kong đều được coi là sự thất bại dành cho Mỹ, vốn hưởng lợi từ những điều kiện thân thiện với doanh nghiệp tại đặc khu.
Nếu Hong Kong trở thành một cảng của Trung Quốc, viễn cảnh đó không chỉ gây tổn hại cho chính đặc khu này mà c̣n ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Mỹ. Các công ty vốn phụ thuộc vào Hong Kong với vai tṛ trung gian, trung chuyển hàng hóa, sẽ phải cân nhắc đưa doanh nghiệp tới những nơi khác, như Singapore hay Tokyo.
Bất kể điều ǵ làm thay đổi trạng thái đặc biệt của Hong Kong đều sẽ "tác động xấu tới thương mại và đầu tư Mỹ ở đặc khu cũng như truyền đi những tín hiệu tiêu cực về vị thế đáng tin cậy của Hong Kong trong nền kinh tế toàn cầu", AmCham lưu ư.
Sau khi lưỡng viện Mỹ thông qua HKHRDA, Trung Quốc đă kêu gọi Tổng thống Donald Trump không kư dự luật, cảnh báo Bắc Kinh sẽ trả đũa nếu HKHRDA trở thành luật.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ kiểm soát t́nh h́nh, chấm dứt hành vi sai trái của ḿnh trước khi quá muộn, ngăn dự luật này trở thành luật và lập tức dừng can thiệp vào vấn đề Hong Kong cũng như các vấn đề nội bộ của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 21/11 tuyên bố. "Nếu Mỹ tiếp tục có những hành động sai lầm, Trung Quốc chắc chắn sẽ thực thi các biện pháp đáp trả".
Nếu dự luật được Tổng thống Mỹ Donald Trump kư, nếu Hong Kong đánh mất trạng thái thương mại đặc biệt, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi Hong Kong sở hữu một thị trường thương mại tự do, góp phần quan trọng giúp kết nối các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Trung Quốc.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đă lựa chọn Hong Kong là "bàn đạp" trước khi tham gia vào thị trường Trung Quốc, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng thường được rót vào Trung Quốc qua Hong Kong.
Phần lớn cổ phiếu của các tập đoàn lớn ở Trung Quốc, từ doanh nghiệp nhà nước như Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) đến tập đoàn công nghệ tư nhân Tencent Holdings, đều được niêm yết trên sàn chứng khoán Hang Sen, Hong Kong, như một "bước đệm" ra thị trường thế giới.
Theo số liệu của Refinitiv, công ty cung cấp dữ liệu thị trường tài chính toàn cầu, trụ sở ở London, Anh, năm 2018, các doanh nghiệp Trung Quốc đă huy động được 64,2 ngh́n tỷ USD qua phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO), trong đó những sàn chứng khoán lớn của Trung Quốc như Thượng Hải và Thâm Quyến chỉ đem về 19,7 ngh́n tỷ USD, trong khi sàn Han Seng của Hong Kong mang về 35 ngh́n tỷ USD.
Tổng thống Trump hiện chưa có động thái nào cho thấy liệu ông muốn kư HKHRDA hay không. Giới chuyên gia lo ngại việc thông qua dự luật c̣n có thể ảnh hưởng tới tiến tŕnh đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại đang có dấu hiệu khởi sắc giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu đàm phán thương mại Mỹ - Trung sụp đổ, thị trường toàn cầu chắc chắn sẽ chao đảo.
Dù vậy, theo Willy Lam, giáo sư trợ giảng tại Đại học Trung Văn Hong Kong, hiện tại, nếu dự luật được phê chuẩn, hành động này cũng chỉ mang ư nghĩa biểu tượng bởi mọi điều chỉnh hay thay đổi đều phải chờ cho tới khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đánh giá hàng năm.
"Với những người biểu t́nh, đây là một phần hỗ trợ tinh thần khá quan trọng đến từ Mỹ", ông nói.