Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đang trên đường đến Biển Đông theo thông báo của hải quân Trung Quốc, sau khi băng qua eo biển Đài Loan, bởi hành động này nhằm phô trương sức mạnh của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, mà c̣n một lần nữa phản ánh tham vọng của Bắc Kinh muốn bắt kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không mẫu hạm.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Ảnh chụp tại cảng Đại Liên ngày 14/11/2019. Reuters
Hải quân Trung Quốc khẳng định, tại Biển Đông, tàu sân bay này sẽ chỉ tiến hành « các cuộc thử nghiệm khoa học và thao dượt b́nh thường », chứ « không nhắm vào mục tiêu cụ thể nào » và hoạt động này « không có liên quan ǵ đến t́nh h́nh hiện nay ». Tuy nhiên, hành động nói trên không chỉ là nhằm phô trương sức mạnh của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này, mà c̣n một lần nữa phản ánh tham vọng của Bắc Kinh muốn bắt kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không mẫu hạm.
Theo chủ thuyết quân sự mới do chủ tịch Tập Cận B́nh đề ra, quân đội Trung Quốc trong những năm qua đă cắt giảm quân số từ 2,3 triệu người xuống c̣n 2 triệu, nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh đă đẩy mạnh phát triển hải quân và không quân. Riêng về lực lượng hải quân, theo báo chí chính thức Trung Quốc, được trang mạng The Diplomat trích dẫn, Trung Quốc dự kiến sẽ sở hữu khoảng từ 5 đến 6 hàng không mẫu hạm trong những năm tới.
Tàu sân bay tự đóng đă sẵn sàng được bàn giao
Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng hiện vẫn chưa được đặt tên, mà chỉ được biết là thuộc lớp « Type 002 ». Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chiếc tàu sân bay này tàu dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, nhưng vào năm 2018 đă được cho chạy thử từ căn cứ ở cảng Đại Liên, nơi mà chiếc tàu được đóng. Theo trang mạng The Dipomat, dựa theo báo chí chính thức Trung Quốc, sau khi hoàn tất thành công 8 đợt chạy thử trên biển, chiếc Type 002 đă sẵn sàng cho lễ bàn giao vào trước cuối năm 2019.
Cho tới giờ người ta biết rất ít chi tiết về chương tŕnh đóng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, do đây là bí mật nhà nước. Chính phủ Bắc Kinh chỉ cho biết là chiếc hàng không mẫu hạm mới được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm từ chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, mua lại của Ukraina từ năm 1998 và được Trung Quốc tân trang lại.
Để biết thêm về chương tŕnh hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, các nhà quan sát hiện chỉ có thể dựa trên các ảnh vệ tinh. Tuy nhỏ hơn chiếc Liêu Ninh, nhưng hàng không mẫu hạm Type 002 lại có hệ thống radar tối tân hơn và được biết là có thể chở theo chiến đấu cơ Thẩm Dương J-15, mệnh danh « Cá Mập Bay » ( Flying Shark ), v́ năm 2018 người ta đă nh́n thấy loại chiến đấu cơ này trên hàng không mẫu hạm.
Theo chuyên gia về an ninh quốc gia và quốc pḥng Kyle Mizokami, trong một bài viết đăng ngày 10/11/2019 trên trang mạng The National Interest của Mỹ, các chuyên gia tin rằng Type 002 có thể chở theo nhiều chiến đấu cơ hơn chiếc Liêu Ninh, cụ thể là có thể mang theo tổng cộng từ 32 đến 36 chiếc J-15. Chiếc Liêu Ninh là hàng không mẫu hạm chủ yếu sẽ được sử dụng cho việc huấn luyện, thao dượt, c̣n Type 002 sẽ là tàu sân bay tác chiến đầu tiên của Trung Quốc.
Thêm hai chiếc đang được đóng
Cũng theo chuyên gia Kyle Mizokami, một hàng không mẫu hạm thứ ba thuộc một lớp khác, Type 003, hiện đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Khác với Type 002, Type 003 được biết là được thiết kế hiện đại hơn, tương tự như hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford của Hoa Kỳ và HMS Queen Elizabeth của Anh, cụ thể là sẽ có khả năng phóng những chiến đấu cơ nặng hơn, tức là những máy bay chở theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, và như vậy tàu sân bay này sẽ được sử dụng như là một căn cứ để triển khai lực lượng chiến đấu khi cần thiết. Hiện các chuyên gia chưa biết kích thước của Type 003 như thế nào, mà chỉ đoán rằng hàng không mẫu hạm này rộng hơn và có khả năng tác chiến cao hơn Type 002.
Theo Kyle Mizokami, những thông tin đáng tin cậy c̣n cho biết là tàu sân bay thứ tư của Trung Quốc cũng hiện đang được đóng ở cảng Đại Liên. Chiếc này thuộc lớp Type 004, có thể chở theo nhiều máy bay hơn, không chỉ có các chiến đấu cơ như J-15 hay J-31, mà c̣n cả phi cơ kiểm soát và báo động sớm KJ-600, trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm, máy bay không người lái tàng h́nh. Với những đặc tính như vậy, ít ra là về mặt lư thuyết, Type 004 sẽ là không thua kém ǵ các hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ.
Phát triển chiến đấu cơ cho tàu sân bay
Bên cạnh việc đóng các hàng không mẫu hạm, hải quân Trung Quốc c̣n đang nghiên cứu phát triển các chiến đấu cơ thế hệ mới cho tàu sân bay.
Hiện giờ, họ chỉ có 24 chiến đấu cơ J-15, không đủ để trang bị cho các chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cũng như cho những chiếc khác đang được đóng và cho các đơn vị huấn luyện trên bộ. Theo Kyle Mizokami, chiến đấu cơ tương lai có thể sẽ được thiết kế dựa trên các chiếc Thành Đô J-20 hay J-31/FC-31, hai chiến đấu cơ mới thế hệ thứ năm của Trung Quốc.
Chuyên gia Kyle Mizokami dự đoán rằng Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đóng xong cả bốn hàng không mẫu hạm trước năm 2022. Nhưng có nhiều câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có lời giải đáp : Bắc Kinh xây dựng lực lượng này nhằm mục đích ǵ ? Hải quân Trung Quốc muốn đóng tổng cộng bao nhiêu hàng không mẫu hạm ? Lực lượng tàu sân bay ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là nhằm bảo vệ những lợi ích của họ hay là nhằm mở rộng các lợi ích đó ?
Nhưng đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam, đó là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng có thể sẽ được triển khai để bảo vệ Biển Đông. Cụ thể, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 18/11/2019, sau lễ bàn giao trước cuối năm 2019, chiếc Type 002 là sẽ trú đóng tại cảng Tam Á ( Sanya ) trên đảo Hải Nam để « bảo vệ ḥa b́nh và chủ quyền trên Biển Hoa Nam ( Biển Đông ) ».
Thông tin nói trên được đưa ra đúng vào ngày mà phát ngôn viên bộ Quốc Pḥng Trung Quốc Ngô Khiêm ( Wu Qian ) lên tiếng yêu cầu Mỹ « ngưng phô trương sức mạnh » và « chấm dứt các hành động khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng » tại vùng Biển Đông.
Dường như Trung Quốc không muốn để cho các hàng không mẫu hạm của Mỹ tiếp tục "một ḿnh một cơi" ở Biển Đông và vùng biển này dường như sẽ là nơi mà Bắc Kinh thể hiện rơ nhất tham vọng của họ về lực lượng tàu sân bay.