Phái đoàn Mỹ rời cuộc đàm phán ở Seoul sau khi Hàn Quốc từ chối trả gần 5 tỷ USD cho việc triển khai lính Mỹ đồn trú tại quốc gia Đông Á đă kết thúc mà không đạt được bất cứ tiến triển nào. Phía Washington đă cắt ngắn cuộc đàm phán này.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng Thống Mỹ Donald Trump trong lễ kư một thỏa thuận thương mại hồi tháng 9/2018 (Ảnh: AFP)
Cuộc thương lượng giữa Mỹ và Hàn Quốc vào ngày 19/11 về “phí bảo vệ” Seoul phải trả cho quân đội Washington đă kết thúc mà không có thỏa thuận được đưa ra, thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay.
Theo SCMP, đổ vỡ trong đàm phán lần này là một sự bất đồng công khai hiếm hoi trong mối quan hệ đồng minh 66 năm giữa 2 quốc gia. Cả hai bên đều cho rằng phía c̣n lại chưa chuẩn bị để đi tới một sự nhượng bộ công bằng và hợp lư trong việc chia sẻ chi phí cho 28.500 quân nhân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc.
“Quan điểm của chúng tôi là khoản phí nên nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) mà 2 bên đă cùng đồng thuận trong 28 năm qua. Mỹ tin rằng việc chia sẻ chi phí quốc pḥng phải tăng mạnh bằng việc tạo ra một số hạng mục mới”, thông báo của cơ quan ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
Người đứng đầu phái đoàn đàm phán của Mỹ James DeHart xác nhận rằng phía Washington đă cắt ngắn cuộc đàm phán nhằm “cho phía Hàn Quốc thời gian để suy nghĩ lại và tôi hy vọng sẽ có những đề xuất mới được đưa ra để giúp 2 bên cùng nỗ lực hướng tới một thỏa thuận trên tinh thần mối quan hệ đồng minh tuyệt vời của chúng tôi”.
“Thỏa thuận mà phía Hàn Quốc đưa ra không đáp ứng được mong muốn của chúng tôi về việc chia sẻ gánh nặng chi phí một cách công bằng”, ông DeHart nhấn mạnh.
Quân nhân Mỹ - Hàn trong một cuộc tập trận chung (Ảnh minh họa: Getty)
Truyền thông Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao nói rằng cuộc đàm phán giữa 2 phái đoàn chỉ kéo dài 1 giờ đồng hồ mặc dù nó đă được lên kế hoạch sẽ kéo dài cả ngày.
Trước đó, các nghị sĩ Hàn Quốc nói rằng Mỹ muốn Seoul chi 5 tỷ USD “phí bảo vệ” trong một năm, nhiều gấp hơn 5 lần khoản 896 triệu USD mà quốc gia Đông Á đồng ư chi trả năm nay.
Phía Mỹ chưa công khai xác nhận con số này, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở xung quanh Hàn Quốc là “sự bảo vệ trị giá 5 tỷ USD”.
Trong thời gian qua, ông Trump từng nhiều lần phàn nàn về việc các đồng minh trên thế giới có sự đóng góp thiếu công bằng về mặt chi phí quốc pḥng và Mỹ dường như là bên chịu gánh nặng. Mỹ được cho sẽ bắt đầu bàn bạc về các thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc pḥng với Nhật Bản, Đức và NATO vào năm tới.
Phía Hàn Quốc từ chối đưa ra b́nh luận về hạng mục mới mà Mỹ muốn thêm vào để khiến Seoul tăng khoản đóng góp. Tuy nhiên, Yonhap dẫn nguồn tin nói rằng, Mỹ dường như muốn Hàn Quốc trả lương cho quân nhân của Washington đồn trú tại đây, cũng như các khoản hỗ trợ cho gia đ́nh họ, phí luân chuyển cho quân đội Mỹ tới bán đảo Triều Tiên và chi phí huấn luyện ngoài khơi.
Trong cơ chế chia sẻ chi phí cũ, Hàn Quốc chỉ chi trả cho 3 hạng mục là chi phí lương cho công dân nước này được quân đội Mỹ thuê làm việc, chi phí xây dựng quân sự và chi phí hỗ trợ quân sự.