Lính Trung Quốc dọn gạch đá trên đường phố Hong Kong. Biểu t́nh bạo lực mới lại tiếp diễn gần dây. Chướng ngại vật trên đường phố được binh sĩ Trung Quốc dọn dẹp ngay sau đó.
Hàng chục binh sĩ, chủ yếu mặc áo phông màu xanh lá cây và quần soóc đen, mang theo xô đỏ đi ra từ doanh trại ở khu Cửu Long Đường vào khoảng 4 giờ chiều nay để dọn chướng ngại vật trên đường Renfrew, gần khuôn viên Đại học Tin lành Hong Kong. Lính cứu hỏa và cảnh sát đặc khu sau đó tới giúp đỡ các binh sĩ Trung Quốc đại lục.
Đây là lần đầu tiên sau hơn một năm lực lượng quân đội Trung Quốc đại lục đồn trú tại Hong Kong được điều động trợ giúp cộng đồng địa phương. Hơn 400 binh sĩ từng được triển khai đến công viên chính tại Hong Kong để dọn dẹp cây đổ sau trận băo Mangkhut hồi tháng 10/2018.
Một người lính cho biết hoạt động dọn dẹp gạch đá trên đường phố của họ không liên quan đến chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong. "Chúng tôi tự khởi xướng công việc đó. Ngăn chặn bạo lực và chấm dứt hỗn loạn là trách nhiệm của chúng tôi", người lính này cho biết.
Trước khi các binh sĩ Trung Quốc xuất hiện, khoảng 20 người đă mang theo xe đẩy để dọn dẹp gạch đá và các chướng ngại vật khác trên đường.
Thư kư phụ trách an ninh Hong Kong John Lee Ka-chiu sau đó cho biết lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú tại đặc khu có quyền tự quyết định việc cho binh sĩ tự nguyện tham gia các hoạt động hỗ trợ bên ngoài khu vực đóng quân. John Lee Ka-chiu nói chính quyền đặc khu không thống kê những hoạt động này đă diễn ra bao nhiêu lần.
Theo Luật Đồn trú và Luật Cơ bản của Hong Kong, quân đội Trung Quốc không được can thiệp vào các vấn đề của đặc khu. Tuy nhiên, chính quyền đặc khu Hong Kong có thể yêu cầu lực lượng đồn trú tham gia cứu trợ thảm họa hoặc duy tŕ trật tự công cộng. Chưa có yêu cầu nào như vậy được đưa ra kể từ khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước.
Lực lượng Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong c̣n cần thông báo với chính quyền đặc khu khi có kế hoạch triển khai bất cứ hoạt động quân sự nào, ví dụ các cuộc huấn luyện có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Nhiều người dân Hong Kong hôm nay cũng tham gia dọn dẹp đường phố tại một số khu vực khác. Hàng trăm dân địa phương và cựu sinh viên Đại học Hong Kong tới dọn các chướng ngại vật bị người biểu t́nh dựng lên trên đường Pok Fu Lam từ ngày 12/11. Một số t́nh nguyện viên mang theo găng tay, khẩu trang và xà beng để phá những bức tường gạch do người biểu t́nh dựng lên.
Hoạt động dọn chướng ngại vật diễn ra trong yên b́nh, ngoại trừ một vụ căi cọ bên ngoài Đại học Hong Kong và một quả bom xăng được ném từ cây cầu trên đường Pok Fu Lam. Những t́nh nguyện viên dọn đường có một số thời điểm căng thẳng với nhóm người biểu t́nh ngồi thành hàng trên phố.
Binh sĩ Trung Quốc dọn chướng ngại vật trên đường phố Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Đường Pok Fu Lam được khai thông trở lại sau nhiều ngày bị phong tỏa lúc 16 h, các t́nh nguyện viên vỗ tay khi xe cứu thương và ôtô đi qua khu vực. Tuy nhiên, đoạn đường quanh Đại học Bách Khoa Hong Kong và đường hầm xuyên cảng nối đảo Hong Kong với khu Cửu Long hiện vẫn c̣n nhiều chướng ngại vật.
Người biểu t́nh trong nhiều ngày qua phong tỏa các tuyến đường và một số tuyến tàu điện ngầm ở Hong Kong, có những hành động quá khích như ném gạch, bom xăng và đốt lửa, buộc cảnh sát chống bạo động phải sử dụng hơi cay, đạn cao su để đáp trả.
Cảnh sát Hong Kong cảnh báo bạo lực lên đến mức rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến chết người, sau khi 64 người bị thương, 2 người ở t́nh trạng nguy kịch sau vụ đụng độ ngày 13/11. Trưởng đặc Carrie Lam gọi những người biểu t́nh làm tê liệt Hong Kong là "những kẻ ích kỷ" và "kẻ thù của nhân dân".
Biểu t́nh ở Hong Kong bùng phát từ đầu tháng 6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa kư hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đă rút dự luật, song người biểu t́nh vẫn xuống đường với các yêu sách khác, bao gồm yêu cầu điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát và bà Lam phải từ chức.