Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đă trả thêm cho Boeing gần 300 triệu USD so với dự kiến ban đầu để nhà thầu tiếp tục chương tŕnh phi hành đoàn thương mại bất chấp giá cao.
Báo cáo được công bố hôm 14/11 bởi tổng thanh tra của NASA cho thấy bức tranh rắc rối về mối quan hệ của cơ quan vũ trụ với Boeing, một trong những nhà thầu hàng đầu của họ.
Báo cáo nói rằng NASA đă trả cho Boeing hàng trăm triệu USD thanh toán "không cần thiết" cho hợp đồng "giá cứng cố định".
Theo Washington Post, NASA đă đồng ư trả cho công ty thêm 287,2 triệu USD như một phần trong hợp đồng trị giá hàng tỷ USD của Boeing để phát triển tàu vũ trụ có khả năng đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế nhằm giúp hăng đẩy nhanh tiến độ phóng tàu.
Nhưng việc thanh toán có thể dễ dàng tránh được "thông qua các thay đổi đơn giản đối với bảng kê khai chuyến bay", tổng thanh tra của NASA viết trong báo cáo.
Chi tiền không cần tính toán
Khi thực hiện các khoản thanh toán, các quan chức của NASA cũng không tính đến việc Boeing đă mua được một số ghế trên tàu vũ trụ Nga mà họ dự định bán cho NASA, điều sẽ giúp lấp đầy khoảng trống giữa các chuyến bay.
Các nhân viên của Boeing tập hợp tại khu lắp ráp tàu vũ trụ Crew Space Transportation (CST)-100 Starliner. Ảnh: Washington Post.
Năm ngày sau khi NASA trao cho Boeing số tiền bổ sung 287 triệu USD, Boeing đă đề xuất bán cho NASA tối đa năm chỗ ngồi trên tàu Soyuz của Nga với giá 373,5 triệu USD, theo báo cáo của tổng thanh tra.
NASA cũng không yêu cầu SpaceX, công ty khác theo hợp đồng của NASA để đưa các phi hành gia của họ đến trạm vũ trụ, rằng liệu họ có thể tăng tốc độ phát triển tàu vũ trụ của ḿnh và giúp lấp đầy khoảng trống hay không.
Cả Boeing và SpaceX đều gặp phải sự cố kỹ thuật nghiêm trọng trong "chương tŕnh phi hành đoàn thương mại" của NASA, vốn đă tŕ hoăn các chuyến bay đầu tiên đưa con người lên vũ trụ trong hai năm.
Tổng thanh tra cho biết Boeing đă t́m ra cách tận dụng sự chậm trễ đó. Về cơ bản, NASA "đă phải trả giá cao hơn cho Boeing để giải quyết t́nh trạng trượt lịch tŕnh gây ra bởi sự chậm trễ 13 tháng của Boeing" khi hoàn thành tiến độ thiết kế quan trọng.
Nhưng tổng thanh tra nói rằng "khoản bồi thường bổ sung là không cần thiết" khi rủi ro của khoảng trống giữa các chuyến bay là "rất nhỏ".
Báo cáo cũng cho biết các quan chức của NASA cảm thấy họ cần phải đáp ứng yêu cầu bồi thường của Boeing v́ "họ tin rằng do tính toán tài chính, Boeing không thể tiếp tục làm nhà cung cấp phi hành đoàn thương mại trừ khi nhà thầu nhận được giá cao hơn".
Trong thư gửi tổng thanh tra, cơ quan này nói rằng họ "rất không đồng ư với mô tả của cơ quan thanh tra rằng NASA 'trả quá nhiều' cho Boeing hoặc giá thỏa thuận cuối cùng là 'không cần thiết', 'không tương xứng', 'không hợp lư' hay 'cao hơn' so với số tiền giả định thấp hơn".
Các đội từ NASA, Boeing diễn tập hạ cánh tàu vũ trụ CST-100 Starliner của Boeing tại khu thử nghiệm White Sands Missile Range, ngày 9/9. Ảnh: NASA.
Cơ quan này nói rằng "không có bằng chứng nào chứng minh cho kết luận rằng Boeing sẽ đồng ư với giá thấp hơn". Họ cho biết giá đă được xem xét và phê duyệt bởi nhiều quan chức NASA và thể hiện trong bản tường tŕnh dài 29 trang.
Một phát ngôn viên của NASA đă từ chối công bố bức thư, nói rằng nó là tài sản riêng. Người này cũng lưu ư rằng tổng thanh tra "không khuyến nghị thu hồi bất kỳ chi phí nghi vấn nào".
Chấp nhận giá đắt để phóng tàu từ Mỹ
Trong một tuyên bố, Boeing biện minh cho các khoản thanh toán bổ sung, nói rằng họ "chịu rủi ro tài chính cao hơn đáng kể và đă giúp NASA có các quyết định quan trọng để tối ưu hóa các hoạt động (trạm vũ trụ) trong tương lai.
Làm như vậy theo cấu trúc của hợp đồng ban đầu sẽ làm tăng chi phí và sự không chắc chắn của lịch tŕnh và sẽ hạn chế tính linh hoạt của NASA trong việc lập kế hoạch cho nhiệm vụ".
Năm 2014, NASA đă trao các hợp đồng 4,2 tỷ USD cho Boeing, 2,6 tỷ USD cho SpaceX như một phần trong nỗ lực khôi phục chương tŕnh đưa con người lên vũ trụ của NASA và đưa các vụ phóng trở lại đất Mỹ lần đầu tiên kể từ khi tàu con thoi được nghỉ hưu vào năm 2011.
Không có cách nào để đưa các phi hành gia của ḿnh lên vũ trụ, NASA đă phải trả cho Nga khoảng 84 triệu USD một ghế để đi nhờ lên trạm vũ trụ.
H́nh ảnh khoang chứa Starliner của Boeing. Ảnh: Boeing.
Nhưng báo cáo của tổng thanh tra đặt câu hỏi về tính hợp lư trong hợp đồng của Boeing khi phát hiện ra rằng các chuyến bay đầu tiên trên khoang Starliner của Boeing sẽ có giá 90 triệu USD một chỗ ngồi, nhiều hơn một chút so với mức giá của Nga.
Các chuyến đi trên khoang tàu Dragon của SpaceX sẽ có giá khoảng 55 triệu USD mỗi ghế, theo t́m hiểu của tổng thanh tra.
Báo cáo mang lại thêm tin xấu cho Boeing, vốn đă bị nhấn ch́m trong bê bối kể từ vụ tai nạn của hai trong số các máy bay phản lực 737 Max làm 346 người thiệt mạng.
Báo cáo của tổng thanh tra được đưa ra một ngày sau khi một báo cáo khác nhấn mạnh sự vật lộn của Boeing cho dự án lớn khác của NASA là việc phát triển tên lửa Hệ thống Phóng Vũ trụ mà NASA hy vọng sẽ được sử dụng để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng.
Theo báo cáo, tên lửa SLS, khoang phi hành đoàn Orion sẽ bay trên nó và các hệ thống mặt đất liên quan cho đến nay đă tiêu tốn của cơ quan 34 tỷ USD và dự đoán sẽ tăng lên 50 tỷ USD vào năm 2024.
Báo cáo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Boeing tiến hành thử nghiệm hệ thống tách rời của Starliner để đưa phi hành đoàn đến nơi an toàn trong trường hợp khẩn cấp.
Boeing và NASA coi thử nghiệm là một thành công bất chấp thực tế một trong ba chiếc dù chính đă không thể bung ra.
SpaceX cũng gặp vấn đề với tàu vũ trụ của ḿnh. Vào tháng 4, phương tiện đă bị phá hủy trong cuộc thử nghiệm động cơ tách rời.
SpaceX cũng gặp vấn đề nghiêm trọng với dù. Cùng tháng mà khoang chứa của tàu Dragon phát nổ trên bệ thử nghiệm, công ty đă tiến hành thử nghiệm thả rơi trong đó ba chiếc dù không mở ra được, "dẫn đến kết quả thử nghiệm thất bại", theo tổng thanh tra.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA chiều 14/11, Phó Tổng thống Pence tỏ ra lạc quan. Ông nói rằng cơ quan này sẽ đưa "các phi hành gia người Mỹ trên tên lửa Mỹ phóng lên từ đất Mỹ" vào mùa xuân.
VietBF © sưu tầm