Việc mất tên lửa vào tay người Nga có thể khiến Israel bị thiệt hại nặng. Nga có thể phát triển tên lửa pḥng không mới và xuyên thủng lá chắn David's Sling của Israel nhờ quả đạn Stunner rơi xuống lănh thổ Syria.
Mô h́nh tên lửa Stunner được Israel trưng bày năm 2017. Ảnh: Rafael.
Ngày 23/7/2018, c̣i báo động pḥng không vang lên khắp miền bắc Israel, khi quân đội nước này phát hiện hai tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka được quân đội Syria phóng xuống phía nam. Quân đội Syria bắn hai tên lửa này để tấn công quân nổi dậy, nhưng pḥng không Israel tưởng nhầm rằng chúng bay vào không phận.
Israel lập tức khai hỏa hai quả tên lửa Stunner từ hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm trung David's Sling, trong lần đầu thực chiến của lá chắn này. Một số thông tin cho biết hai quả tên lửa Stunner bắn trượt mục tiêu, nhưng truyền thông Israel cho hay vài giây sau khi phóng đạn, pḥng không Israel xác định lại rằng quỹ đạo bay của tên lửa Tochka không xâm phạm không phận nước này.
Chỉ huy khẩu đội David's Sling gửi lệnh tự hủy cho hai quả tên lửa, một quả phát nổ trên bầu trời, nhưng họ không biết được điều ǵ đă xảy ra với quả thứ hai. Sau khi lệnh tự hủy được phát đi, họ không c̣n tiếp tục theo dơi quỹ đạo của tên lửa.
Tuy nhiên, quả tên lửa này đă không tự hủy mà rơi xuống lănh thổ Syria, cách biên giới Israel khoảng một km, trong t́nh trạng gần như nguyên vẹn. Quân đội Syria đă thu được tên lửa này và sau đó chuyển cho quân đội Nga để đưa về Moskva nghiên cứu, dù Israel và Mỹ đă kêu gọi Nga trả lại, theo trang tin quân sự Sina của Trung Quốc.
Dù quân đội Israel và Nga đều chưa b́nh luận về thông tin trên, giới chuyên gia nhận định Israel và Mỹ sẽ chịu thiệt hại không nhỏ nếu tên lửa Stunner thực sự lọt vào tay Nga.
"Stunner được tích hợp nhiều công nghệ tối tân, vượt trội mọi loại tên lửa pḥng không đang có trên thế giới. Nga có thể thu được nhiều dữ liệu quư giá khi mổ xẻ quả đạn này, bởi tên lửa pḥng không là khí tài có giá trị chiến lược quan trọng với Moskva và cũng là mặt hàng xuất khẩu quốc pḥng hàng đầu của họ", chuyên gia Tyler Rogoway nhận xét.
David's Sling là hệ thống lá chắn pḥng không tối tân do hăng Rafael của Israel và tập đoàn Raytheon Mỹ hợp tác sản xuất, có khả năng bắn hạ tên lửa trong từ khoảng cách 40-300 km, tạo nên một hệ thống pḥng thủ tên lửa đa tầng tinh vi khi kết hợp với các tổ hợp đánh chặn tầm ngắn Iron Dome và tầm xa Arrow.
Điểm đặc biệt nhất của Stunner là hệ thống đầu ḍ đa kênh dùng trong pha tiếp cận mục tiêu. Phần đầu tên lửa có h́nh dạng giống mũi cá heo chứa cảm biến ảnh nhiệt, đầu ḍ quang - điện và đầu ḍ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).
Thiết kế này khiến đối phương rất khó đánh lừa quả đạn Stunner, đồng thời tăng khả năng diệt những mục tiêu khó bám bắt như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh tàng h́nh.
Nếu radar bị gây nhiễu, đầu ḍ quang - điện và ảnh nhiệt sẽ dẫn quả đạn tới mục tiêu. Trong trường hợp đối phương thả mồi bẫy nhiệt hoặc kích hoạt hệ thống chế áp hồng ngoại, đầu ḍ radar sẽ bảo đảm khả năng khóa mục tiêu trong lúc tên lửa Stunner lao tới đích.
"Sự kết hợp của ba loại cảm biến mang tới tỷ lệ diệt mục tiêu rất cao, cũng như khả năng phân biệt mục tiêu tốt hơn so với tên lửa chỉ dùng dầu ḍ đơn lẻ. Cảm biến ảnh nhiệt cũng có thể được lập tŕnh để nhận diện và dẫn Stunner đánh vào khu vực hiểm yếu của mục tiêu như động cơ tiêm kích hoặc đầu nổ của tên lửa đạn đạo", Rogoway cho hay.
Stunner cũng mang nhiều hệ thống tiên tiến với kích thước nhỏ như đường truyền dữ liệu ba chiều, cho phép kết nối với radar dẫn bắn và thay đổi mục tiêu sau khi rời bệ phóng. Nhà sản xuất không tiết lộ tốc độ tối đa của Stunner, nhưng nó có thể lao tới mục tiêu với tốc độ trên 9.000 km/h cùng khả năng cơ động rất cao nhờ động cơ có nhiều mức lực đẩy khác nhau tùy giai đoạn bay.
Tên lửa sử dụng cơ chế diệt mục tiêu bằng va chạm trực tiếp thay v́ mang đầu đạn chứa thuốc nổ. Điều này cho phép thu nhỏ kích thước và khối lượng mỗi quả đạn, đồng thời tăng sức cơ động và tầm bắn so với tên lửa pḥng không truyền thống.
"Nga có thể sao chép và ứng dụng những công nghệ trên để phát triển các tên lửa pḥng không thế hệ tiếp theo, đồng thời t́m ra giải pháp đối phó những lá chắn như David's Sling. Ngay cả khi thông tin này không chính xác, nó vẫn cho thấy hiểm họa khi triển khai những hệ thống vũ khí tối tân, chứa nhiều công nghệ nhạy cảm trên chiến trường hiện đại", Rogoway cảnh báo.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ và đồng minh gặp nguy cơ mất ưu thế v́ khí tài thất lạc hoặc rơi vào tay đối phương. Một máy bay không người lái (UAV) tàng h́nh RQ-170 Sentinel của Mỹ từng bị Iran ép hạ cánh vào năm 2011, cho phép Tehran sao chép và cho ra đời biến thể Shahed-171.
Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1958, tiêm kích F-86 Đài Loan phóng tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9B vào một chiếc MiG-17 do Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc đại lục. Quả đạn không phát nổ mà găm vào đuôi chiếc MiG-17 và được kỹ thuật viên Trung Quốc lấy ra thành công, trước khi chuyển cho Liên Xô để phát triển ḍng tên lửa K-13.
Quả đạn Stunner phóng thử nghiệm cuối năm 2015. Ảnh: Rafael.
Hồi năm 2017, tiêm kích F/A-18E Mỹ phóng một tên lửa AIM-9X Sidewinder và một quả AIM-120C AMRAAM vào cường kích Su-22 Syria. Quả đạn Sidewinder bị mồi bẫy nhiệt đánh lừa và mất tích khi lực lượng Mỹ và đồng minh không thể t́m thấy vị trí rơi. Một số chuyên gia cho rằng nó đă được quân đội Nga hoặc Syria t́m thấy sau đó.
"Tôi sẽ không quá bất ngờ nếu Nga trả quả đạn Stunner theo yêu cầu của Israel và Mỹ, nhưng tới lúc đó th́ Tel Aviv và Washington đă phải hứng chịu thiệt hại rất nặng", Rogoway nhận xét.