Những nữ thiên tài này sở hữu bộ óc vô cùng...khác người. Họ đă có những đóng góp đáng kể cho nhân loại. Họ cũng là người đă phá bỏ định kiến về sự giới hạn mà phụ nữ có thể làm được.
Caroline Herschel - Nhà thiên văn học người Đức (1750-1848)
Mặc dù Caroline có vóc người nhỏ nhắn, chỉ cao khoảng 1,3m, nhưng trí tuệ và những đóng góp của bà đă vượt xa tầm vóc của ḿnh. Là một nhà thiên văn học, bà là người phụ nữ đầu tiên phát hiện ra sao chổi và tổng cộng đă phát hiện ra 14 tinh vân mới, 8 sao chổi và thêm 561 ngôi sao mới vào Flamsteeds Atlas. Với sự đóng góp của ḿnh, Caroline đă được vinh danh nhiều lần, bao gồm Huy chương Vàng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia vào năm 1838 (lần đầu tiên dành cho phụ nữ) cùng một sao chổi, một tiểu hành tinh , một miệng núi lửa trên Mặt trăng và một kính viễn vọng không gian mang tên bà. Caroline thậm chí c̣n có Google Doodle riêng.
Mary Anning - Thợ săn hóa thạch người Anh (1799-1847)
Cuộc sống ở thế kỷ 19 chắc chắn là vô cùng khó khăn đối một người phụ nữ ít học nghèo khó, điều này càng trở nên đặc biệt và khiến cho những thành tựu của Mary Anning đáng kinh ngạc hơn. Chỉ mới 12 tuổi, Mary đă phát hiện ra phần c̣n lại của bộ xương hóa thạch của ichthyosaurus, có niên đại 200 triệu năm, biến nó thành hóa thạch hoàn chỉnh đầu tiên của một con khủng long. Anning dành cả cuộc đời để t́m kiếm những hóa thạch trên băi biển Lyme Regis và đă khám phá ra nhiều hóa thạch hiếm như bộ xương Plesiosaurus cổ dài hoàn chỉnh và hóa thạch Pterodactylus. Vào thời điểm mà hầu hết mọi người tin vào Kinh thánh, những phát hiện khác thường và kỳ lạ của Anning đă giúp di chuyển tư duy khoa học ra khỏi những câu chuyện truyền thuyết và mở ra lĩnh vực cổ sinh vật học.
Lise Meitner - Nhà vật lư người Áo-Thụy Điển (1878-1968)
Vào những năm 1930, Lise Meitner rất đặc biệt, không chỉ bởi v́ bà là một trong số ít phụ nữ được phép làm việc trong ngành khoa học, mà bà c̣n là nhà khoa học hạt nhân hàng đầu ở Đức. Những nghiên cứu của bà chuyên về phân ră uranium phóng xạ. Marie Curie đă giành được 2 giải thưởng Nobel cho công tŕnh vật lư hạt nhân của ḿnh và có một nguyên tố hóa học được đặt theo tên của bà (curium), nhưng những khám phá của Lise Meitner mang nhiều ứng dụng và làm rung chuyển giới khoa học lại ít được biết đến. Bà chưa bao giờ giành được giải thưởng Nobel, nhưng giới khoa học đều cho rằng bà rất xứng đáng có được giải thưởng này.
Barbara McClintock - Nhà di truyền học người Mỹ (1902-1992)
Chúng ta đang sống trong thời đại mà bản đồ bộ gen của con người và các công cụ như CRISPR đă phát triển và có nhiều ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống, tất cả những điều này là nhờ vào sự cống hiến và nghiên cứu suốt đời của Barbara McClintock. Bà đă dành toàn bộ sự nghiệp của ḿnh để phân tích ngô, và trong những năm 1930 đă phát triển một kỹ thuật nhuộm cho phép xác định, kiểm tra và mô tả các nhiễm sắc thể riêng lẻ của ngô. Với nghiên cứu của ḿnh, bà đă có thể xác định sự tồn tại của các gen nhảy, đó là các chuỗi DNA di chuyển giữa bộ gen.Năm 1983, bà được trao giải thưởng Nobel về sinh lư học và y học, cộng đồng khoa học cũng bắt đầu nhận ra không chỉ tầm quan trọng của những gen nhảy này, mà c̣n bao nhiêu bộ gen mà chúng tạo nên.
Dorothy Hodgkin - Nhà hóa học người Anh (1910-1994)
Dorothy Crowfoot Hodgkin được biết đến với những phát hiện tiến bộ trong lĩnh vực tinh thể học tia X. Bà cũng là người có những nghiên cứu t́m ra việc xác định cấu trúc nguyên tử của cholesterol, penicillin và vitamin B12. Bà giành giải thưởng Nobel về hóa học năm 1964 và trở thành người phụ nữ Anh duy nhất giành được giải thưởng. Đến năm 1969, sau nhiều thập kỷ cải tiến kỹ thuật tinh thể học tia X, cuối cùng bà cũng có thể kết thúc thử thách lâu dài nhất của ḿnh, lập bản đồ cấu trúc của insulin sau 35 năm nghiên cứu, phát hiện này có cải thiện tích cực cho việc điều trị của các bệnh nhân tiểu đường.
Mary the Jewess
Một trong những người sớm nhất, nếu không phải là người tiên phong đầu tiên của nghệ thuật luyện giả kim là Mary the Jewess. Mặc dù không có bài viết nào của bà c̣n tồn tại, nhưng Zosimos người đă viết các văn bản giả kim đầu tiên đă chỉ ra rằng những nghiên cứu của bà đă cung cấp nền tảng cho thuật giả kim.
Grace Hopper - Lập tŕnh viên máy tính người Mỹ (1906-1992)
Là một nhà toán học và lập tŕnh viên máy tính trực quan, bà đă dành những năm đầu học tại các trường uy tín nhất ở Mỹ, cuối cùng trở thành một trong những phụ nữ đầu tiên đạt được bằng tiến sĩ toán học. Khi Chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu, Hopper theo bước chân của ông nội, rời bỏ công việc giảng dạy toán học tại Đại học Vassar để gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Bà chuyển đến Đại học Harvard để học lập tŕnh Mark I, máy tính chức năng đầu tiên. Với những nỗ lực của ḿnh trong ngành khoa học công nghệ bà đă được tặng Huân chương cùng nhiều giải thưởng như người phụ nữ của Khoa học Máy tính đầu tiên, Huân chương Công nghệ Quốc gia đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên của Hiệp hội Máy tính Anh.
Valentina Tereshkova - Nhà du hành vũ trụ Nga
Khi nói đến cuộc đua không gian, mặc dù Hoa Kỳ có người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng nhưng có 3 phi hành gia của Liên Xô nổi tiếng khắp thế giới đó là: Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ, Alexey Leonov, người đầu tiên đến phi thuyền không gian và Valentina Tereshkova. Khi c̣n là một công nhân dệt may, Tereshkova đă được chọn từ 400 ứng viên v́ kỹ năng nhảy dù và vào năm 1963 bà đă làm nên lịch sử vũ trụ bằng cách trở thành người phụ nữ đầu tiên bay lên vũ trụ. Sau khi trở về Trái đất, bà tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai với tư cách là thành viên cấp cao của chính phủ, đại diện cho phụ nữ Liên Xô ở nhiều vị trí trên sân khấu toàn cầu.
Jane Goodall - Nhà đạo đức học người Anh (1934-nay)
Thái độ đối với động vật hoang dă và bảo tồn đă thay đổi đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào nghiên cứu, sự cống hiến và ḷng trắc ẩn của nhà khoa học chuyên nghiên cứu về loài tinh tinh, Jane Goodall. Từ nhỏ Jane đă khao khát một cuộc sống giữa những động vật hoang dă châu Phi, đến năm 23 tuổi, Jane đă tiết kiệm đủ tiền để hành tŕnh đến Kenya, nơi bà gặp nhà nhân chủng học và nhà nghiên cứu sinh học nổi tiếng Tiến sĩ Louis S B Leakey. Leakey, kinh ngạc trước sự nhiệt t́nh và kiến thức của Jane, đă bắt tay cùng bà vào một cuộc nghiên cứu về loài tinh tinh hoang dă ở Gombe vào thời điểm mà khái niệm về một phụ nữ trẻ sống chung với động vật hoang dă châu Phi là gần như vô lư. Năm 1965, Jane đă trở thành một trong những người đầu tiên có được bằng tiến sĩ.Trong suốt sự nghiệp của ḿnh, Jane Goodall đă xuất bản nhiều cuốn sách bao gồm công tŕnh mang tính cách mạng về tinh tinh và thành lập các cơ sở nghiên cứu tiên phong như Viện nghiên cứu, giáo dục và bảo tồn động vật hoang dă Jane Goodall.
VietBF Sưu Tầm