Mặc dù giá nhà tại TP HCM tăng mạnh nhưng bà Phấn mua căn nhà phố 5 tỷ đồng năm 2015, nay vọt lên 10 tỷ nhưng không dám bán bởi lo bán đi khó t́m được căn ưng ư với số tiền thu về.
Căn nhà của bà Phấn nằm trong hẻm một tuyến đường sầm uất quận 3, TP HCM, kết cấu một trệt 2 lầu, một sân thượng, diện tích đất 70 m2, được nhà đầu tư này mua từ cuối năm 2015. Một năm sau, khi thị trường bất động sản TP HCM xảy ra sốt đất, giá bất động sản liền thổ leo thang, căn nhà phố của bà Phấn liên tục tăng giá 6,5-8-9,5 tỷ đồng trong các mốc thời gian 2016-2017-2018. Tuy nhiên gia đ́nh giữ lại để ở, không bán.
Hiện nay dù được nhiều môi giới chào mua căn nhà với giá 10 tỷ đồng, bà Phấn thấy lăi lớn cũng thích nhưng không dám chốt lời. Bởi lẽ nếu bán tài sản này, bà lo ngại không mua lại được một căn nhà phố có vị trí tốt, diện tích rộng răi tương tự với ḍng tiền vừa thu về.
Nhà đầu tư này cho hay, đă đi t́m, dọ giá nhà phố nhiều nơi và thất vọng v́ mặt bằng giá hiện nay quá cao. Một dự án tại tận quận 9 đang chào giá nhà phố 9-10 tỷ đồng nhưng vị trí không thể sánh bằng quận 3. Thậm chí nhà phố hẻm, một trệt hai lầu, một sân thượng, diện tích đất 60 m2 tại quận B́nh Thạnh, cũng bị hét giá 12 tỷ đồng. "Nghe nhà ḿnh đang ở tăng giá cứ tưởng lời to nhưng những bất động sản khác cũng đều tăng lên chóng mặt. Bán xong phải tốn khoản tiền lớn hơn để mua một tài sản tương tự th́ giữ lại c̣n hơn", bà nói.
Thị trường nhà phố TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn
Có gần một thập niên quan sát thị trường bất động sản Sài G̣n, ông Đoàn Quốc Duyệt, Giám đốc Công ty Tín Thành cho biết, mua nhà phố để ở được xem là h́nh thức đầu tư kép với mục đích sử dụng, tích lũy (để dành) đồng thời trông đợi tài sản này tăng giá theo thời gian. Hành vi đầu tư này cá biệt hơn so với phần c̣n lại của thị trường ở chỗ nhu cầu sử dụng để ở được đặt lên hàng đầu, sau đó mới xét đến mục tiêu tăng giá. Đây là lư do tại sao chủ nhà khó đưa ra quyết định chốt lời hơn những nhà đầu tư ngắn và trung hạn.
Ông Duyệt phân tích, thường những người mua nhà phố để ở, dù lăi gấp đôi, vẫn ngại bán, thậm chí không dám bán v́ những căn nhà đạt được các tiêu chuẩn tốt cũng đă tăng 60-100% thậm chí cao hơn. Khi có những giao dịch thành công chốt ở mức giá đỉnh, các căn nhà cùng loại trên địa bàn cũng lập tức thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn giá cũ. Điều này h́nh thành rào cản lớn khiến những người mua nhà để ở khó đưa ra quyết định chốt lời v́ khi bán tài sản cơ hội mua lại ngang giá dần trở nên khó khăn hơn.
Một kịch bản có thể diễn ra là khi bán căn nhà phố diện tích đất 70 m2, diện tích sàn hơn 200 m2, tọa lạc tại quận 3 để thu về chục tỷ, chốt lời 5 tỷ, bà Phấn lập tức đối mặt với việc các tài sản khác ở cùng vị trí và chất lượng cũng neo ở vùng giá đỉnh 10 tỷ. Lúc này, bà Phấn muốn mua lại một căn nhà khác tại quận 3 có thể phải chi tiền nhiều hơn chục tỷ. Với t́nh h́nh thị trường hiện nay, cung ít, cầu nhiều, giá vẫn c̣n neo ở mức quá cao, rất khó mua một tài sản khác thay thế với giá thấp hơn có cùng chất lượng với căn nhà vừa chốt lời.
Trong khi đó, nếu đầu tư nhà phố chỉ có một mục tiêu chốt lời câu chuyện hoàn toàn khác. Giới đầu tư nhà phố chỉ cần lăi 20-35% đă bán rồi và thói quen chốt lời nhanh khiến họ không bao giờ nắm giữ tài sản quá lâu. Trường hợp đầu tư nhà phố cơ bản nhất thường hài ḷng với mức lời 15-20% trong 3-6 tháng là đă đẩy hàng đi.
Người đầu tư nhà phố thuần túy (không sử dụng để ở) thường có hành vi lướt sóng ngắn hoặc trung hạn. Do đó, ngay khi thị trường có sóng, chịu tác động bởi sốt đất hoặc có thông tin hạ tầng thuận lợi, họ đă đẩy hàng đi để săn t́m cơ hội mới.
VietBF © sưu tầm