Cho đến nay đă có gần 1/4 số công ty Đức hoạt động tại Trung Quốc đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất sang nước khác do tác động của chiến tranh thương mại.
Một dây chuyền sản xuất ô tô (Ảnh: DW)
Theo cuộc khảo sát thường niên do Pḥng Thương mại Đức tại Trung Quốc thực hiện đối với 526 công ty Đức tại Trung Quốc, 23% trong số này nói rằng họ đă quyết định sẽ rút bớt hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc hoặc đang cân nhắc về việc này.
1/3 số công ty Đức cho biết họ đă lên kế hoạch chuyển hoàn toàn dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, số c̣n lại thông báo sẽ chuyển một phần hoạt động sản xuất và kinh doanh sang nước khác, chủ yếu là các nước có chi phí thấp hơn tại châu Á.
Chi phí hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc tăng lên, trong bối cảnh nước này đang t́m cách tái cân bằng nền kinh tế từ mô h́nh được dẫn dắt bởi hoạt động đầu tư và xuất khẩu sang mô h́nh kinh tế được thúc đẩy bởi dịch vụ và tiêu dùng.
Trong số 104 công ty đă quyết định hoặc đang cân nhắc rời Trung Quốc, 71% cho biết sự gia tăng trong chi phí sản xuất, đặc biệt là nhân công, là nguyên nhân khiến họ chuyển hoạt động khỏi nước này.
1/3 số công ty tham gia khảo sát đă đổ lỗi cho môi trường chính sách công không thuận lợi tại Trung Quốc, trong khi cứ 1 trong 4 công ty nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động tới hoạt động kinh doanh của họ.
Các công ty tham gia cuộc khảo sát của Pḥng Thương mại Đức tại Trung Quốc đă chia sẻ về triển vọng “ảm đạm” của hoạt động kinh doanh. Các công ty cho biết sự bi quan của họ xuất phát từ thực trạng “xuống dốc” của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đă tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới 83% số công ty tham gia khảo sát.
“Kỳ vọng kinh doanh đă giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm”, cuộc nghiên cứu của Pḥng Thương mại Đức tại Trung Quốc cảnh báo.
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ 1/4 số công ty kỳ vọng có thể đạt được hoặc vượt qua mục tiêu do họ đề ra trong năm nay.
Theo các công ty Đức, thách thức chủ yếu của họ khi hoạt động tại Trung Quốc là các rào cản tiếp cận thị trường, sự bất ổn về pháp lư và yêu cầu chuyển giao công nghệ của Bắc Kinh. Hơn 1/3 số công ty tham gia khảo sát cho biết nỗ lực của Trung Quốc nhằm tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài hiện vẫn “chưa đủ”.
“Cạnh tranh phải công bằng. Các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Đức, và các công ty Trung Quốc, nên chơi trên một sân chơi công bằng”, Đại sứ Đức Clemens von Goetze phát biểu hôm 12/11.
Đại sứ Goetze cho biết các công ty Đức vẫn chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Đây là chương tŕnh đầu tư trên quy mô toàn cầu, trị giá 1 ngh́n tỷ USD của Trung Quốc, được cho là nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ra toàn thế giới. Tuy nhiên, các công ty Đức cho rằng họ không được hưởng lợi từ tiềm năng kinh tế của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Sáng kiến này chủ yếu do Trung Quốc rót vốn và do các công ty Trung Quốc thực hiện”, Đại sứ Đức nói thêm.
Mặc dù vậy, các công ty Đức vẫn nh́n thấy những dấu hiệu khởi sắc vào năm 2020, khi nhiều công ty đặt hy vọng vào thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), dự kiến hoàn tất vào năm sau.
VietBF © sưu tầm