Tương tự như đợt giảm giá Black Friday, ngày độc thân (11/11) hàng năm giờ đây đă trở thành dịp để các sàn thương mại điện tử tung ra các gói khuyến mại khủng nhằm kích cầu mua sắm. Đây cũng là dịp người dân bị rơi vào mê cung của khuyến mại nên cần tỉnh táo.
Ngày độc thân: Đợt giảm giá mạnh không kém Black Friday
Dù có nguồn gốc từ Mỹ, thế nhưng người Việt Nam đă dần trở nên quen thuộc với Black Friday. Đây là ngày thứ 6 đầu tiên sau dịp Lễ Tạ ơn, vốn thường được biết đến như ngày mở hàng cho dịp mua sắm cuối năm của người Mỹ. Chính v́ vậy, các cửa hàng thường đưa ra những chương tŕnh khuyến mại khủng nhằm kích cầu mua sắm trong dịp này.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự nổi lên của các trang thương mại điện tử, Black Friday đă dần được biến trở thành một ngày hội mua sắm ngay tại chính Việt Nam. Và không chỉ Black Friday, Ngày độc thân (11/11) - một ngày lễ mua sắm khác cũng đang dần được định h́nh và làm đa dạng hóa thị trường thương mại điện tử trong nước.
Cảnh tranh mua hàng giảm giá rất phổ biến trong mỗi dịp Black Friday.
Trung Quốc chính là quê hương của Ngày độc thân. Tuy nhiên, Ngày độc thân (11/11) không phải là một dịp lễ hội chính thức của quốc gia này mà là một lễ hội mang tính tự phát bắt nguồn từ giới trẻ.
Do sở hữu toàn số 1, ngày 11/11 được giới trẻ Trung Quốc dùng để “vinh danh” những người độc thân. Trong ngày 11/11, giới trẻ độc thân Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động giải trí, những cuộc tụ tập, ăn uống, vui chơi, ca hát… để quên đi nỗi cô đơn lạc lơng của ḿnh.
Tránh tham khuyến mại, tỉnh táo khi mua hàng giảm giá lễ độc thân
Ngày lễ độc thân 11/11 hàng năm đang dần trở thành ngày hội mua sắm riêng của các quốc gia Châu Á.
Nắm bắt xu hướng này, các trang thương mại điện tử mà nổi bật là Alibaba của tỷ phú Jack Ma đă nâng tầm để biến 11/11 trở thành ngày hội mua sắm hàng năm tại Trung Quốc. Chỉ sau đó ít năm, 11/11 đă vượt qua Black Friday hay Cyber Monday để trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới cả với 2 mảng thị trường online và offline.
Năm nay, người tiêu dùng Trung Quốc đă chi tới 158,31 tỷ nhân dân tệ (22,63 tỷ USD) chỉ trong 9 giờ đầu tiên của chương tŕnh mua sắm Singles’ Day do Alibaba tổ chức ngày 11/11.
Tránh tham khuyến mại, cần tỉnh táo khi mua hàng ngày lễ độc thân
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia tăng trưởng nóng nhất thế giới về thương mại điện tử. Với xu hướng này, không ngạc nhiên khi cùng với Black Friday, Ngày độc thân (11/11) cũng đang trở thành dịp để các sàn thương mại điện tử tung ra các gói khuyến mại khủng nhằm kích cầu mua sắm.
Có thể nhận ra xu hướng này khi tât cả các trang thương mại điện tử từ Tiki, Shopee, Lazada, Sendo... đều có những đợt giảm giá sốc kết hợp với việc đổ tiền vào các chương tŕnh truyền thông nhằm quảng bá cho ngày lễ độc thân.
Không chỉ vậy, ngay cả những nhà sản xuất lớn như Samsung, LG,... giờ đây cũng đă chủ động tung ra các chương tŕnh ưu đăi trên các “gian hàng chính chủ” nhằm cạnh tranh trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử. Điều này đă biến 11/11 dần trở thành một ngày hội mua sắm trực tuyến thực sự đối với người dân Việt Nam.
Các trang thương mại điện tử đang từng bước du nhập ngày lễ độc thân để biến đây trở thành một ngày hội mua sắm tại Việt Nam. Tuy vậy, người dùng cũng cần tỉnh táo để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo lợi dụng dịp này nhằm kiếm lợi.
Trong tương lai, xu hướng này sẽ c̣n tiếp tục gia tăng khi Việt Nam cùng với Indonesia được Google đánh giá là hai thị trường bứt phá về kinh tế số so với các quốc gia c̣n lại trong khu vực.
Google cũng dự đoán kinh tế số Việt Nam sẽ tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ. Báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019 c̣n cho thấy quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam có thể đạt 12 tỷ USD năm 2019 và thậm chí là 43 tỉ USD vào năm 2025.
Tuy vậy, gian lận trực tuyến là một trong những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt trước sự phát triển nóng của thương mại điện tử. Theo báo cáo của tổ chức We Are Social Report, các quốc gia Đông Nam Á có thể mất 260 triệu USD bởi gian lận trực tuyến trong thương mại điện tử. Ba nước chịu ảnh hưởng lớn nhất về t́nh trạng này là 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.
Thực tế cho thấy, vẫn c̣n xuất hiện t́nh trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được giao bán ngang nhiên trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Trong đó, khách hàng mua nhóm các sản phẩm giá trị cao như điện thoại, đồ điện tử là những người phải chịu rủi ro lớn nhất.
Do vậy, người dùng cần cẩn thận trong việc tin tưởng vào các chương tŕnh khuyến mại, giảm giá nhân dịp ngày lễ độc thân. Người dùng nên tham khảo kỹ phần đánh giá, b́nh luận và chỉ nên mua hàng tại các gian hàng uy tín trên các sàn thương mại điện tử. Tốt nhất là t́m đến mua tại gian hàng của chính nhà sản xuất, nhà bán lẻ hay đơn vị phân phối. Bên cạnh đó, để tự bảo vệ ḿnh, người dùng nên ghi h́nh và yêu cầu được đồng kiểm hàng hóa trước sự chứng kiến của nhân viên giao hàng.
VietBF © sưu tầm