Đó là dầu và S-400. Chúng là "vũ khí" hoàn hảo giúp Nga thao túng cả Trung Đông. Liệu điều đó coa xảy ra không?
Chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS của Mỹ được ví von như một ngọn lửa bùng lên lần cuối trước khi tàn lụi và là đánh dấu cho sự rút lui của Mỹ khỏi Trung Đông, để lại lợi ích cho Nga.
Nga đă có 4 năm hiện diện ở Syria để hỗ trợ Tổng thống Assad.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă không giấu giếm niềm tự hào khi ca ngợi chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Tuy nhiên, chiến dịch thành công đó không thể làm lu mờ đi những thất bại trong cuộc khủng hoảng tháng 10 ở đông bắc Syria, khi Washington để lại khoảng trống cho chính quyền Syria và đặc biệt là Nga, lấp đầy.
Cuộc tiến công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành ở miền Bắc Syria nhằm loại bỏ người Kurd ra khỏi biên giới đă thiết lập lại vị thế của các bên liên quan trong cuộc chiến vừa bước sang năm thứ 9, tờ Oil Price.
Các bên chiến thắng là chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đồng minh của Nga và Iran. Người thua cuộc là Mỹ và người Kurd.
Tổng thống Putin đă có màn tŕnh diễn đầy ấn tượng ở Trung Đông với sự kết hợp khéo léo bởi khả năng tính toán thời điểm chính xác và sử dụng tối ưu các quân bài chiến lược của Nga.
Ông đă tiến hành can thiệp quân sự vào Syria từ năm 2015 để hỗ trợ Tổng thống Assad thoát khỏi thất bại trong cuộc chiến với phe đối lập ở những giờ phút nguy hiểm nhất, trong khi vẫn thể hiện sự tôn trọng với lực lượng mặt đất của Iran.
Chính động thái này đă giúp cho mối quan hệ thân thiện giữa Nga với Iran trong nhiều thập kỷ lại càng thêm gắn bó. Với sự hỗ trợ của Iran trên mặt đất và ưu thế trên không của Nga, quân Chính phủ đă dần dần giành lại lănh thổ bị mất từ phiến quân và khủng bố.
Dầu và vũ khí
Ở nơi khác, các nhà lănh đạo vùng Vịnh cảm nhận được thế lực mới đang trỗi dậy ở Trung Đông và liên tiếp thiết lập các cuộc gặp với giới chức Nga ở Moscow hoặc Sochi.
Với vai tṛ là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, giống như Saudi Arabia, Quốc vương Salman đă t́m cách hợp tác với Tổng thống Putin trong việc kiểm soát giá dầu biến động.
Đóng vai tṛ là nhà lănh đạo của một quốc gia sản xuất dầu lớn ngoài OPEC, việc bắt tay với Tổng thống Putin dường như là một bước đi bắt buộc đối với các quốc gia vùng Vịnh.
Dầu và vũ khí là những quân bài chiến lược của Nga ở Trung Đông.
Chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu tiên của Quốc vương Salman tới Moscow vào tháng 10/2017 đă đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ Nga-Saudi càng thêm thân mật. Hai năm sau, giữa t́nh h́nh hỗn loạn ở Đông Bắc Syria, ông Putin đă có chuyến thăm trở lại Riyadh.
Saudi Aramco đă đồng ư mua 30% cổ phần của Novomet, nhà cung cấp thiết bị liên quan đến dầu của Nga và quỹ đầu tư của vương quốc đă kư thỏa thuận trị giá 600 triệu USD để đầu tư vào ngành kinh doanh cho thuê máy bay của Nga.
Điều này giúp Nga bù đắp một chút hậu quả tiêu cực đến từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây sau khi sáp nhập Crimea năm 2014.
Tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, máy bay đă vẽ màu cờ của Nga trên bầu trời, biểu hiện cho t́nh cảm đầy nhiệt thành khi Thái tử Mohammed bin Zayed chào đón ông Putin tại sân bay Abu Dhabi.
Hơn 3.000 công ty Nga đă đăng kư hoạt động kinh doanh tại UAE, quốc gia cũng đă tiếp đón hơn 900.000 khách du lịch Nga vào năm ngoái.
Saudi và UAE nằm trong số 13 quốc gia muốn mua hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga, vốn được đánh giá là vượt trội so với các tổ hợp pḥng không Patriot và THAAD của Mỹ.
S-400 được đánh giá cao v́ công nghệ tiên tiến, khả năng cơ động và đặc biệt là có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đa dạng như máy bay tàng h́nh, tên lửa hành tŕnh, vũ khí dẫn đường chính xác v.v…, với phạm vi hoạt động vượt trội.
Bất chấp các lời đe dọa trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Erdogan đă kư hợp đồng mua hệ thống S-400 và đă nhận các đợt chuyển hàng đầu tiên.
Lần đầu tiên, một quốc gia là thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một hệ thống pḥng không của Nga – vốn được coi là đối thủ không đội trời chung của liên minh quân sự phương Tây.
Trung Đông vốn được biết đến là khu vực địa chiến lược, nằm ở giao lộ giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Cái chết al-Baghdadi sẽ không thể che lấp những chiến thắng mà Nga có được tại đây.
Nói một cách trần trụi hơn, chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS của Mỹ được ví von như một ngọn lửa bùng lên lần cuối trước khi tàn lụi và là đánh dấu cho sự rút lui của Mỹ khỏi Trung Đông, để lại lợi ích cho đối thủ.
VietBF@ sưu tầm.