Hai tàu hộ vệ tên lửa “khủng” Philippines có thể triển khai ra Biển Đông. Đó là tàu hộ vệ tên lửa "khủng" BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) của hải quân Philippines. Tương lai chúng có thể sẽ được triển khai làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.
Theo Inquirer, chiếc tàu hộ vệ tên lửa "khủng" thứ hai của hải quân Philippines là BRP Antonio Luna (FF-151) sẽ được hạ thủy tại Hàn Quốc vào ngày 8/11.
Tàu hộ vệ BRP Joser Rizal (FF-150) của hải quân Philippines được hạ thủy tại Hàn Quốc hồi tháng 5/2019. (Ảnh: Philippines Navy)
Phó Đô đốc hải quân Philippines Robert Empedrad cho biết, lễ hạ thủy tàu BRP Antonio Luna (FF-151) sẽ được tổ chức tại nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai (HHI) ở Ulsan, Hàn Quốc.
Cách đây 6 tháng, tại nhà máy đóng tàu HHI cũng đă diễn ra lễ đặt kư đóng tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151). Trước đó, Hyundai cho tiến hành lễ hạ thủy tàu hộ vệ BRP Joser Rizal (FF-150) cho hải quân Philippines. Dự kiến, quá tŕnh Hàn Quốc chuyển giao hai tàu hộ vệ tên lửa cho Philippines sẽ diễn ra vào năm 2020.
Cũng theo ông Empedrad, phần lớn các thành viên thủy thủ đoàn tương lai của tàu BRP Jose Rizal đang tham gia khóa huấn luyện tại Hàn Quốc.
Cả hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) của hải quân Philippines đều được thiết kế dựa trên mẫu tàu hộ vệ đa nhiệm lớp HDF-3000 (Incheon/FFX-I) của hải quân Hàn Quốc.
Theo đó, các tàu của hải quân Philippines sẽ được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm và pháo điều khiển từ xa SMASH 30mm. Bên cạnh đó, các tàu c̣n mang theo tên lửa đất đối không và đất đối đất, ngư lôi cùng dàn phóng tên lửa.
Mỗi tàu có sức chở hơn 100 sĩ quan và thủy thủ đoàn. Sàn tàu có khả năng phục vụ hoạt động của một trực thăng hải quân có trọng lượng 12 tấn. Một nhà chứa máy bay trên tàu cũng đủ rộng để chứa trực thăng.
Tốc độ di chuyển tối đa của tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) là 25 knot. Phạm vi hoạt động của hai tàu là 4.500 hải lư khi di chuyển với tốc độ 15 knot. Thời gian hoạt động trên biển của hai tàu chiến Philippines là 30 ngày.
Hồi tháng 10/2016, Philippines và HHI đă kư kết bản hợp đồng trị giá 16 tỷ peso để HHI đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa. Ngoài ra, Philippines c̣n chi thêm 2 tỷ peso để trang bị các hệ thống vũ khí và đạn cho hai tàu hộ vệ.
C̣n theo Manila Times, Tư lệnh quân đội Philippines Benjamin Madrigal Jr và Phó Đô đốc hải quân Philippines Robert Empedrad từng chia sẻ, hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna (FF-151) và BRP Joser Rizal (FF-150) có thể sẽ được sử dụng để làm nhiệm vụ tuần tra đặc biệt là ở biển Tây Philippines (khu vực Manila dùng để gọi một phần phía đông của Biển Đông).
VietBF@ sưu tầm.