Các nhà khoa học Nga đă thử nghiệm thành công thí nghiệm đọc suy nghĩ của con người. AI này đọc suy nghĩ của con người qua chiếc mũ điện năo đồ. H́nh ảnh được phác họa lại y hệt với những ǵ những người trong thí nghiệm đang nghĩ tới.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên bioRxiv, các nhà khoa học Nga cho biết họ đă tạo ra được một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đọc và giải mă sóng năo của con người.
Cụ thể, nó gồm một chiếc mũ điện năo đồ (EEG) thu lại các tín hiệu thần kinh phát ra từ năo bộ, từ tín hiệu này, trí tuệ nhân tạo có thể vẽ ra khá chính xác những h́nh ảnh mà người đội mũ đang nh́n thấy trong thời gian thực.
Điều tuyệt vời nhất là công nghệ đọc suy nghĩ này là nó không hề xâm lấn, giá rẻ và rất dễ ứng dụng. Bất cứ người lành lặn nào cũng có thể sử dụng nó.
Một hệ thống AI của Nga có thể đọc suy nghĩ và giải mă sóng năo con người
Thông thường, để có thể phát triển các giao diện năo-máy tính cho phép đọc suy nghĩ, nhiều nhà khoa học sẽ chọn hướng tiếp cận sử dụng máy cộng hưởng từ chức năng (fMRI) hoặc phẫu thuật để cắm trực tiếp các điện cực vào bên trong năo bộ bệnh nhân.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hợp tác giữa Viện Vật lư và Công nghệ Matxcơva và tập đoàn Neurobotics của Nga cho rằng cả hai công nghệ này đều có những khuyết điểm lớn. Trong khi cấy ghép điện cực là một phương pháp xâm lấn mạnh, chỉ có thể thực hiện trên các bệnh nhân, fMRI lại bị giới hạn bởi giá thành thiết bị quá cao, quá cồng kềnh nên khó áp dụng vào thực tế.
Để giải quyết vấn đề, nhà khoa học Grigory Rashkov và nhóm của ḿnh tại Viện Vật lư và Công nghệ Matxcơva đă chọn lựa điện năo đồ (EEG), một kỹ thuật ghi nhận sóng năo cơ bản để sử dụng cho giao diện năo-máy tính của ḿnh.
EEG chỉ yêu cầu dán hoặc áp điện cực lên da đầu, không hề xâm lấn nhưng vẫn rất hiệu quả trong việc thu nhận các tín hiệu thần kinh phát ra từ năo bộ.
Trong nghiên cứu của ḿnh, Rashkov đă tuyển dụng một số t́nh nguyện viên và đưa họ vào ba giai đoạn của thí nghiệm.
Giai đoạn một, các t́nh nguyện viên chỉ cần ngồi trước một màn h́nh máy tính 20 phút để xem những đoạn video dài 10 giây được chiếu liên tục.
Các đoạn video này được phân thành 5 chủ đề: h́nh dạng trừu tượng, thác nước, mặt người, cơ chế di chuyển và moto thể thao. Bằng cách ghi lại tín hiệu điện năo đồ, các nhà khoa học có thể biết với mỗi h́nh ảnh, mô h́nh sóng năo đă được phát ra như thế nào.
Tiếp đến giai đoạn hai, các nhà khoa học đă phát triển hai hệ thống trí tuệ nhân tạo để t́m cách tái tạo các sóng năo ghi được từ EEG trở lại thành h́nh ảnh. Họ phải tính toán để giải mă các tín hiệu, đồng thời khử nhiễu.
Giai đoạn ba là giai đoạn thử nghiệm. Các t́nh nguyện viên được đeo thiết bị EEG trở lại nhưng lần này, họ sẽ được cho xem các đoạn video hoàn toàn mới trong mỗi chủ đề. Hệ thống giải mă đă thực sự tái tạo được những h́nh ảnh mà t́nh nguyện viên nh́n thấy từ sóng năo của họ, với độ trùng khớp với từng danh mục đôi khi lên tới 90%.
Suy nghĩ của con người có thể được tái tạo như thế nào?
"Nhiều nhà khoa học từng nghĩ rằng, nghiên cứu các quá tŕnh hoạt động của năo bộ thông qua EEG giống như t́m ra cấu trúc bên trong một chiếc động cơ hơi nước bằng cách phân tích vệt khói do đầu máy xe lửa tỏa ra", Grigory Rashkov cho biết.
"Ban đầu, chúng tôi không mong đợi nó [tín hiệu điện năo đồ] sẽ chứa đủ thông tin để tái tạo một phần h́nh ảnh mà ai đó đang quan sát thấy. Tuy nhiên, hóa ra điều đó lại hoàn toàn có thể".
Rashkov nhấn mạnh thêm rằng hệ thống của ḿnh có thể giúp tạo ra những giao diện năo-máy tính giá cả phải chăng và đặc biệt là không cần phẫu thuật. Ông lấy ví dụ tỷ phú công nghệ người Mỹ Elon Musk cũng từng để cập đến một giao diện như vậy, nhưng đ̣i hỏi phải phẫu thuật để cắm các điện cực nhỏ vào năo bộ người sử dụng.
Một công nghệ như vậy phải đối mặt với các thách thức phức tạp, chẳng hạn như sự nguy hiểm của ca phẫu thuật và nguy cơ oxy hóa của các điện cực khiến chúng thường bị phá hủy chỉ trong vài tháng, Rashkov nói.
Bây giờ, công nghệ mới của ông có thể giúp thiết kế ra các giao diện thần kinh không xâm lấn mà vẫn đạt được hiệu quả ứng dụng cao.
VietBF Sưu Tầm