Phe Tổng thống Trump đă coi việc đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS Baghdadi là thành tích đặc biệt để lấy lại ḷng tin cử tri. Hiện ông Trump đang có quá nhiều rắc rối nên việc diệt được Baghdadi đang được tung hô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về cái chết của thủ lĩnh IS
Động thái này diễn ra giữa lúc tỉ lệ ủng hộ và niềm tin của người dân dành cho ḿnh sụt giảm nghiêm trọng từ vụ điều tra luận tội và quyết định rút quân khỏi Syria.
Cái chết của Baghdadi là một thắng lợi quan trọng đối với Tổng thống Trump. Đây được cho là bằng chứng khẳng định ông chủ Nhà Trắng đă làm được điều đă hứa khi tranh cử, đó là bảo vệ nước Mỹ nhưng không để các lực lượng nước này dính líu vào các cuộc chiến tranh không hồi kết.
Theo Washington Post, đội hỗ trợ tái tranh cử của ông Donald Trump không bỏ lỡ cơ hội này. Chỉ vài giờ sau khi Trump thông báo cái chết của Baghdadi, đội vận động của ông đă gửi hàng loạt tin nhắn kêu gọi người dân đánh giá t́nh h́nh làm việc của Tổng thống và ủng hộ tiền tái tranh cử.
Một tin nhắn viết: “Tổng thống Trump đă bắt thủ lĩnh khủng bố số 1 trên thế giới phải chịu tội - ông đă đảm bảo an toàn cho nước Mỹ” và đi kèm những hướng dẫn để người dân làm thủ tục ủng hộ tiền tái tranh cử.
Trong một thư điện tử gửi tới người ủng hộ, nội dung có viết: “Dưới sự lănh đạo quyết liệt của Tổng Tư lệnh Mỹ, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đă bị tiêu diệt” và cũng không quên đính kèm nội dung ủng hộ tiền tái tranh cử.
Song, theo nhiều chuyên gia trong đó có ông John A Tures đến từ Đại học LaGrange, chiêu thức này có lẽ không mang đến nhiều tác dụng như ông Trump kỳ vọng.
Ông John A Tures cho biết, những người ủng hộ lư thuyết chiến tranh nghi binh tin rằng, Tổng thống sẽ được ủng hộ nhiều hơn trong các cuộc khảo sát khi các cuộc chiến đấu ở nước ngoài mà họ phát động đem lại hiệu quả. Nói cách khác, họ sẽ hưởng lợi từ tinh thần yêu nước trong xung đột. Nhưng thực tế lại không phải vậy.
John A Tures đă cùng với các sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học chính trị về luận điểm này và nhận thấy kết quả: Phát động chiến tranh ở nước ngoài là một trong những cách mà nhiều đời Tổng thống Mỹ sử dụng để tăng tỷ lệ ủng hộ và nó có hiệu quả ngay lập tức nhưng sẽ chỉ trong ngắn hạn và sau đó thường là sự sụt giảm sâu dài hạn.
Cuộc khảo sát của ông John A Tures và các sinh viên liên quan tới 12 trường hợp bao gồm vụ chính trị gia Panama Manuel Noriega đầu hàng hồi tháng 1/1990, bắt Saddam Hussein vào năm 2003 và tiêu diệt Muammar Gaddafi vào năm 2011.
Nhóm nghiên cứu này c̣n tính toán tỉ lệ ủng hộ trung b́nh của 3 đời Tổng thống trong các cuộc khảo sát về tỉ lệ đồng t́nh với công việc của Tổng thống do Viện Gallup thực hiện sau mỗi sự kiện đó.
Nhóm phân tích các cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm diễn ra sự kiện hoặc 6 tháng sau nếu sự kiện đó diễn ra, để xem mức độ ủng hộ như thế nào.
Và kết quả cho thấy, 75% trong số các trường hợp, Tổng thống Mỹ hưởng tỉ lệ ủng hộ cao vút sau mỗi sự kiện trên. Tuy nhiên, xu hướng tăng cao này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. 83% trong số các trường hợp được nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ủng hộ với các Tổng thống giảm sâu chỉ sau đó vài tháng.
Chẳng hạn, như vụ chính quyền Tổng thống Mỹ tiêu diệt Osama Bin Laden, mặc dù nhiều người cho rằng đây chính là át chủ bài bảo đảm chiếc vé để ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ sau đó. Nhưng, thực chất lại không phải vậy, bằng chứng thực tế chỉ ra, tỉ lệ ủng hộ với ông Obama giảm 45% tính đến tháng 12/2011.
Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, thành công của ông trong vụ tiêu diệt thủ lĩnh IS al-Baghdadi là lớn hơn thành công của ông Obama trong vụ Osama Bin Laden nhưng theo như lịch sử chỉ ra, có lẽ ông Trump sẽ nhận được tỉ lệ yêu thích cao hơn trong vài ngày nhưng khó có thể kéo dài trong vài tháng.
VietBF@ sưu tầm.