Đó là cáo buộc của Nga. Hèn chi mà Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria rồi lại nuốt lời.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đă lên tiếng cáo buộc "các hành động phạm pháp" của Mỹ liên quan tới kế hoạch triển khai binh sĩ canh giữ các giếng dầu ở miền Đông Syria mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Binh sĩ Mỹ tuần tra khu vực gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/10 (Ảnh: Newsweek)
Bà Maria Zakharova nói rằng, chính quyền Trump đang tham gia vào hoạt động buôn lậu, và ước tính rằng Washington có thể kiếm hàng chục triệu USD mỗi tháng nhờ vào việc trích xuất dầu khí ở Syria.
Theo hăng thông tấn nhà nước TASS, bà Zakharova nói rằng Mỹ đang "vi phạm chính các lệnh trừng phạt của họ" khi rút lượng dầu trị giá trên 30 triệu USD mỗi tháng từ Syria. Bà cũng nói rằng các lực lượng Mỹ được triển khai tại đây "sẽ không rời khỏi các khu vực này trong tương lai gần".
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper hồi tháng trước xác nhận rằng binh sĩ Mỹ, được hộ tống bởi các xe thiết giáp, sẽ được triển khai tới bảo vệ các giếng dầu. Mục đích của nhiệm vụ này là ngăn chặn khả năng phiến quân IS chiếm được các mỏ dầu. Tuy nhiên, Tổng thống Trump c̣n nói ông sẽ mang các công ty năng lượng lớn của Mỹ tới khai thác các mỏ dầu này.
Sau khi chính quyền Trump quyết định rút hết binh sĩ khỏi khu vực Đông Bắc Syria hồi tháng trước, Nga đă trỗi dậy như một thế lực trung tâm trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm ở Syria.
Điện Kremlin đang hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad, và cả Moscow cùng Damascus đều tuyên bố rằng họ quyết tâm thống nhất trọn vẹn lănh thổ của Syria. Việc Mỹ rút quân khỏi chiến trường Syria được xem là một chiến thắng cho ông Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin, thế nhưng quyết định để lại một lượng binh sĩ gác mỏ dầu lại khiến cả Nga và Syria bất b́nh.
Bà Zakharova nói rằng cộng đồng quốc tế có quyền nêu nghi vấn về chiến lược của Mỹ. Bà mô tả việc Mỹ triển khai binh sĩ trở lại ở Syria là "rút dầu mỏ khỏi khu vực Đông Bắc Syria" cùng lúc "che đậy các hoạt động phạm pháp bằng cách lấy cớ là chống IS". Trong khi đó, Mỹ "luôn tuyên bố có hệ thống về các cam kết của họ đối với giá trị dân chủ và luật pháp quốc tế"; bà Zakharova nói.
Dù Syria là nước có dự trữ dầu khí nhất định, nhưng trữ lượng dầu mỏ của nước này không là ǵ nếu so sánh với các nước khác như Iraq hay Arab Saudi. Đó là chưa kể sau nhiều năm nội chiến, ngành công nghiệp dầu khí của Syria đang trong t́nh trạng hết sức ngặt nghèo.
Theo Bloomberg, trong năm ngoái Syria chỉ đủ khả năng sản xuất khoảng 24.000 thùng dầu, giá trị khoảng 1,5 triệu USD theo thời giá. Sản lượng dầu của nước này đă giảm tới hơn 90% do cuộc nội chiến cùng các lệnh trừng phạt.
VietBF@ sưu tầm.