Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho ḥa b́nh, miền Bắc phục vụ chiến tranh’ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA News| Tin Tức Hoa Kỳ


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  English Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho ḥa b́nh, miền Bắc phục vụ chiến tranh’
10/30



Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước trong khi miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đă tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.



Tại phiên thảo luận về giáo dục, nghệ thuật và truyền thông trong khuôn khổ hội thảo về nền Cộng ḥa và các giá trị Cộng ḥa Việt Nam được tổ chức hôm 15/10 tại Đại học Oregon ở Eugene, các nhà nghiên cứu đă có cái nh́n so sách về tầm nh́n và chiến lược giáo dục của hai miền ở Việt Nam trong cuộc chiến.

‘Kính yêu và thù hận’

‘Nền giáo dục miền Bắc có mục tiêu và tầm nh́n rơ ràng,” bà Olga Dror, giáo sư Sử học tại Đại học Texas A&M, nhận định. “Nền giáo dục miền Bắc dựa trên hai điều: yêu và hận’.

“Yêu là kính yêu Bác Hồ. Do ở miền Bắc ít người hiểu được chủ nghĩa cộng sản là ǵ huống ǵ là trẻ em nên các em được hướng yêu điều ǵ đó mà các em có thể hiểu,” bà Olga giải thích. “C̣n ghét là ghét Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.”

Đối tượng giáo dục mà bà Olga nói đến trong phần tŕnh bày của bà không phải là sinh viên mà là học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 17 và tầm nh́n mà các chế độ ở miền Bắc và miền Nam muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ của họ.

Trong khi đó, miền Nam không thể giáo dục trẻ em của họ như miền Bắc v́ ‘họ không thể nào trở thành một nhà nước chuyên chế như miền Bắc’, bà Olga nói.

“Họ không muốn giáo dục con trẻ của họ thành những người tuân theo chế độ chuyên chế. Điều này cho thấy sự đa dạng ở miền Nam mà trong đó mọi người đều có quyền tự do có ư kiến của ḿnh,” bà nói thêm.

Bà giải thích rằng do miền Nam có sự đa dạng xă hội với nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau cũng như nhiều nhóm có tư tưởng chính trị khác nhau, từ chống Cộng triệt để cho đến thân Cộng và con cháu của họ có thể đi học chung một trường một lớp cho nên ‘cần có sự chung sống’.

Một nguyên nhân nữa mà miền Bắc dễ tiến hành nền giáo dục mang tính tuyên truyền là họ chỉ có một chính phủ thống nhất, trong khi đó điều này khác hoàn toàn ở miền Nam.

“Khi Ngô Đ́nh Diệm nắm quyền, mọi người đều ca ngợi ông ấy. Nhưng khi ông ấy bị lật đổ th́ ông ấy lại trở thành một kẻ xấu xa nhất,” bà nói. “Do đó trẻ em miền Nam bị rối.”

Ngoài ra, do nền kinh tế thị trường ở miền Nam mà không nhà xuất bản nào có thể xuất bản ồ ạt những tác phẩm ca ngợi các tổng thống như Ngô Đ́nh Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu như cách làm ở miền Bắc v́ ‘sẽ không có ai mua’, cũng theo vị giáo sư Sử học này.

Bà Olga đưa ra ví dụ về một bức tranh cổ động ở miền Bắc mà trong đó vẽ một đứa bé c̣n nhỏ với chiều cao khiêm tốn nhưng lại ước mơ rằng em sẽ chóng cao lớn ‘để đi bộ đội đánh đuổi giặc Mỹ’. Trong khi đó, ở miền Nam, bà Olga kể lại giai thoại rằng khi thầy cô giáo hỏi các em có muốn lớn lên gia nhập quân đội hay không th́ các em nói rằng các em muốn đến khi ḿnh 18 tuổi đất nước sẽ không c̣n chiến tranh nữa.

“Miền Bắc nuôi dưỡng con em họ cho chiến tranh, c̣n miền Nam giáo dục con em họ cho ḥa b́nh,” bà nói.

“Điều này (giáo dục cho ḥa b́nh) thật sự tệ hại trong thời điểm chiến tranh,” bà nói thêm. “Miền Bắc đă thành công với chiến lược của họ.”

“Tuy nhiên, chiến lược này lại trở nên rất dở sau chiến tranh bởi v́ người dân miền Bắc lúc đó không có được sự chuẩn bị để xây dựng đất nước cũng như sống trong xă hội mới. Trong khi đó miền Nam không có được cơ hội thực hiện tầm nh́n của ḿnh,” bà kết luận.

Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về có khi miền Nam cảm thấy nhu cầu phải làm theo miền Bắc trong điều kiện chiến tranh như vậy hay không, bà Olga nói rằng ‘nếu họ làm như vậy th́ không có lư do ǵ miền Nam tồn tại’ và rằng miền Nam sẽ ‘phải xem xét lại hoàn toàn mô h́nh Nhà nước mà họ muốn xây dựng’.

Mặc dù lựa chọn này khiến miền Nam gặp bất lợi trong cuộc chiến nhưng ‘đó là lựa chọn của họ’.

Bà cũng nói thêm rằng do áp lực của Mỹ lúc đó mà miền Nam không thể xây dựng chế độ chuyên chế để phục vụ cho cuộc chiến. “Người Mỹ không muốn ủng hộ thêm một đất nước chuyên chế nữa ở miền Nam Việt Nam sau khi họ đă ủng hộ các chế độ độc tài ở Đài Loan và Hàn Quốc,” bà cho biết.

‘Tầm nh́n dài hạn’

Trong phần tŕnh bày của ḿnh, bà Trương Thùy Dung, nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành giáo dục tại Đại học Hamburg, Đức, nêu bật ‘tầm nh́n dài hạn’ của nền giáo dục miền Nam.

Theo đó, nhiệm vụ của nền giáo dục miền Nam là ‘đào tạo công dân tương lai và xây dựng h́nh ảnh của Việt Nam Cộng ḥa như là một đất nước hiện đại và phát triển’.

“Nền Cộng ḥa đó cam kết theo đuổi khát vọng của người dân. Nó thừa nhận và chấp nhận các sự tương đồng và khác biệt nội tại với mục đích đạt được sự thống nhất và đa dạng trên con đường phát triển,” bà nói.

Trao đổi với VOA bên lề hội thảo, bà Dung nói rằng chương tŕnh giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam Cộng ḥa ‘không hề giáo dục công dân của họ để đi chiến đấu với một đối tượng nào đấy’.

“Họ chỉ dạy công dân dựa trên nền tảng dân tộc, khoa học, khai phóng, và người công dân đấy có thể phát huy được hết khả năng của ḿnh để phụng sự cho nhiệm vụ xây dựng quốc gia vào thời điểm đấy dựa trên năng lực thực tế của từng cá nhân.”

“Nền giáo dục đấy được thiết kế để phát huy thế mạnh của từng cá nhân chứ không phải là để rập khuôn phục vụ cho lư tưởng, mục tiêu của Nhà nước,” bà nói thêm.

Trả lời câu hỏi tại sao miền Nam không nh́n vào thực tế cuộc chiến để điều chỉnh nền giáo dục cho phù hợp, bà Dung trả lời rằng ‘do miền Nam hướng đến tương lai xa và không nh́n cuộc chiến là cái ǵ đó lâu dài v́ cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc’.

“Miền Nam khi đó vừa chịu áp lực cuộc chiến, vừa chịu áp lực của Mỹ nên họ mong muốn xây dựng nội lực mạnh để tự đứng vững từ đó có thể bước qua thời kỳ chiến tranh để xây dựng đất nước trong giai đoạn hậu chiến chứ không phải chỉ xây dựng con người cho cuộc chiến,” bà giải thích.

Bà cũng nói rằng không nên lồng ghép chiến tranh vào mục tiêu giáo dục.

“Giáo dục là giáo dục. Cần tách biệt với chính trị. Giáo dục hướng tới xây dựng con người nên không thể để bị ảnh hưởng bởi cái khác.”

“Có thể tạm gọi đó là mục tiêu viễn vông (đối với Việt Nam Cộng ḥa) trong thời điểm đấy nhưng nền giáo dục đó đă thực hiện đúng nhiệm vụ của nó,” bà nói và không đồng ư cho rằng nền giáo dục đă góp phần làm cho Việt Nam Cộng ḥa thua trong cuộc chiến.

Trả lời câu hỏi nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học kinh nghiệm ǵ từ hai nền giáo dục của miền Bắc và miền Nam trước đây, bà Dung nói: “Rơ ràng những di sản của nền giáo dục Việt Nam Cộng ḥa vẫn c̣n đâu đó trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, từ những nhân lực được đào tạo trong thời Việt Nam Cộng ḥa.”

Bà đưa ra một ví dụ cho thấy nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng ḥa trước đây đă có điểm gặp nhau là ‘áp dụng mô h́nh đào tạo theo tín chỉ’ vốn là một mô h́nh tiến bộ vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

“Nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng ḥa đă gặp nhau ở chỗ nh́n ra được cái ǵ là lựa chọn tốt nhất,” bà nhận định.

Về triết lư giáo dục ‘nhân bản, khai phóng, khoa học’ của miền Nam mà bà Dung cho rằng ‘đă được ghi trong Hiến pháp của nền Đệ nhị Cộng ḥa’, bà nhận định ‘đó là triết lư tiến bộ cho đến bây giờ’ và rằng ‘các nền giáo dục nên đi theo’.

“Mặc dù không thể hiện cụ thể trong các văn bản nhất định, nhưng trong các phát biểu đâu đó của các quan chức giáo dục Việt Nam đă cho thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu này,” bà cho biết.

‘Thời hoàng kim’

Bà Trương Thùy Dung, vốn nghiên cứu sâu về nền giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa, nói rằng giao đoạn cuối những năm 1960 và đầu 1970 là ‘thời hoàng kim’ của nền giáo dục đại học ở miền Nam.

Bà cho biết trong giai đoạn này các trường đại học ‘được thành lập nhiều nhất trong suốt 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa’ so với chỉ một phân nhánh của trường đại học do Pháp thành lập ở Sài G̣n dưới thời thuộc địa.

Bà dẫn ra những ví dụ như ‘đủ nhân lực vận hành’, ‘có thành quả học thuật’, ‘có những diễn đàn để thảo luận các vấn đề khoa học rộng răi’ và ‘sự phát triển mạnh mẽ của xuất bản’ để chứng minh giáo dục đại học trong giai đoạn này là ‘thời đại hoàng kim’.

Bà cũng nhấn mạnh về ‘tính trung thực’ trong giáo dục đại học ở miền Nam trong việc thi cử va đánh giá sinh viên. Theo đó, các giáo sư đánh giá sinh viên ‘một cách công bằng không thiên vị’ để đảm bảo chất lượng đầu ra và để không cho sinh viên nào có năng lực bị mất cơ hội học hành và thành đạt.

Theo bà Dung th́ do các trường đại học ở miền Nam được tự do thiết kế chương tŕnh học và không bị bắt buộc phải tuân theo tư tưởng của Nhà nước nên họ được dạy ‘tất cả các trào lưu triết học, tư tưởng, kể cả chủ nghĩa Marx’.

“Các sinh viên có cơ hội điều chỉnh tư tưởng của ḿnh dựa trên những ǵ mà họ được nghe các giáo sư giảng dạy và các tài liệu ấn phẩm xuất bản vào thời đó,” bà nói và cho biết rằng chính sự tự do tư tưởng này cũng là một phần nguyên nhân ‘dẫn đến phong trào phản chiến’ vốn phổ biến trong các trường đại học ở miền Nam vào những năm 1960 và 1970.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 10-30-2019
Reputation: 603341


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
florida80_is_offline
Thanks: 7,433
Thanked 46,788 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161 florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Old 10-31-2019   #2
thangbomvietnam
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jan 2010
Posts: 7,792
Thanks: 62
Thanked 2,925 Times in 1,872 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 861 Post(s)
Rep Power: 23
thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7
thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7
Default

Nhờ như vậy miền Bắc mới thống nhất đuợc đất nuớc và miền Nam phải tỵ nạn...
thangbomvietnam_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07254 seconds with 12 queries