Bỉ là 'điểm trung chuyển' trên tuyến đường buôn người. Pháp dỡ trại tị nạn Calais cách đây 3 năm. Do đó, những người di cư tới Anh chấp nhận đi con đường nguy hiểm hơn.
Thùng container đông lạnh chứa 39 thể đi từ cảng Zeebrugge, Bỉ trên một chiếc phà của công ty Cobelfret Ferries, trụ sở ở thành phố Brugge, và cập cảng Purfleet ở hạt Essex, phía đông London, Anh vào lúc 0h30 sáng 23/10.
Văn pḥng Công tố Liên bang Bỉ cho biết "tới thời điểm này" không có bằng chứng nào cho thấy các nạn nhân bắt đầu hành tŕnh định mệnh của họ từ Bỉ. "Cuộc điều tra nhằm xác định họ đă chết bao lâu. Khi chiếc container được vận chuyển qua biển, họ có thể đă chết ở bên trong", Francois Gemenne, nhà nghiên cứu về di cư tại Đại học Liege, Bỉ và Viện Nghiên cứu Chính trị Paris, cho hay.
Tuy nhiên, theo ước tính, khoảng 800 - 1.000 người di cư đang có mặt tại Bỉ, đất nước chỉ cách bờ biển Anh 100 km, để chờ thời cơ sang "miền đất hứa" bằng cách vượt biển thông qua cảng Zeebrugge hoặc các cảng của Pháp. Việc Pháp đóng cửa trại tị nạn Calais, khu lều tồi tàn ở phía bắc nước này, khiến 6.000 người di cư buộc phải t́m chỗ trú ẩn mới, tạo thêm gánh nặng cho Bỉ.
Cảng Zeebrugge ở phía tây bắc Bỉ hôm 24/10. Ảnh: Reuters.
"Người di cư di chuyển trong tam giác Paris, Brussels và Calais", Mehdi Kassou, người dẫn dắt một mạng lưới chăm lo cho những người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Đông, Sudan hoặc Eritrea, cho biết. Chuyên gia Gemenne bổ sung rằng cảnh sát cũng đang nỗ lực xác định các tuyến đường di cư.
Trong số 39 thi thể được t́m thấy trong xe container ở Essex, cách London 32 km, có 31 người đàn ông và 8 phụ nữ. Cảnh sát Anh ban đầu tin rằng tất cả nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng giới chức nước này đang điều tra nghi vấn có nạn nhân mang quốc tịch ngoài Trung Quốc. Sự việc này được cho là một vụ buôn người.
Đây không phải "chuyến đi chết chóc" đầu tiên di chuyển qua cảng Zeebrugge. Hồi năm 2000, một xe container chở 60 người di cư Trung Quốc "ngụy trang" bằng các thùng cà chua cũng đi qua cảng này để tới cảng Dover ở hạt Kent, đông nam nước Anh. Tuy nhiên, tài xế đă đóng lỗ thông hơi ngay trước khi xe tới cảng Zeebrugge, khiến 58 người trong container thiệt mạng.
"Tuyến đường đă thay đổi. Trước đây người di cư thường đi từ Calais tới Anh, nhưng bây giờ chuyển sang cao tốc E40 ở Bỉ", Stef Janssens, người làm việc tại trung tâm di trú liên bang của Bỉ, cho hay. Các băng đảng buôn người kiểm soát những điểm đỗ xe tập trung người di cư dọc theo tuyến cao tốc nối thủ đô Brussels với cảng Zeebrugge này.
Cảng Zeebrugge chủ yếu xử lư các xe vận chuyển hàng hóa và rất ít du khách đi qua đây. Chó đánh hơi và máy quét nhiệt được sử dụng để phát hiện những người trốn vé, nhưng các biện pháp này không có hiệu quả đối với những container đông lạnh như chiếc chứa 39 thi thể.
Hồi năm 2014, thi thể một người di cư Afghanistan được phát hiện trong chiếc container cập cảng Tillbury ở Anh, trong khi 34 người đi cùng sống sót. Chiếc xe di chuyển qua cảng Zeebrugge vào thời điểm máy quét không hoạt động. Do mỗi ngày có tới 4.000 xe đi qua cảng này, các nhân viên cũng không đủ khả năng kiểm tra từng container.
Janssens cho biết những kẻ buôn người vẫn kiểm soát các điểm trên đường cao tốc E40, nhưng đồng thời cũng t́m kiếm những nơi an ninh lỏng lẻo hơn, nên đă tiến xa hơn về phía bắc trong hai năm qua. "Tuyến đường cũng chuyển hướng tới thành phố Antwerp và các cảng như Hook of Holland ở Hà Lan, bởi những nơi này vắng vẻ hơn và ít bị kiểm soát hơn", ông giải thích.
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ, cho biết ngày càng nhiều người di cư c̣n cố đến Anh bằng những chiếc xuồng nhỏ và có 5 vụ ch́m xuồng trong năm nay. 39 thi thể được phát hiện tại Essex khiến tổng số người di cư thiệt mạng trên hành tŕnh vượt lục địa châu Âu năm nay tăng lên 97, nhiều hơn 5 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia cho rằng việc buộc tội những kẻ buôn người khá dễ dàng, nhưng các giải pháp về mặt hệ thống thường bị bỏ qua. Quá tŕnh cải cách vấn đề tị nạn trên toàn EU đang bị đ́nh trệ. Điều luật Dublin, trong đó quy định người xin tị nạn phải đăng kư tại quốc gia châu Âu đầu tiên mà họ đến, đang dồn gánh nặng lên Hy Lạp và Italy và không hiệu quả.
"Chúng ta đang mắc kẹt trong t́nh huống mà chắc chắn sẽ dẫn tới cái chết của những người tị nạn, hoặc đẩy họ vào tay những kẻ buôn người", Kassou bày tỏ ư kiến.
"Chừng nào nước Anh vẫn là điểm đến hấp dẫn th́ sẽ c̣n những người di cư sẵn ḷng vượt biên. Điều này đă diễn ra trong thời gian dài và có lẽ sẽ vẫn duy tŕ kể cả khi Anh rời EU", Gemenne cho hay, nói thêm rằng "những kẻ buôn người chẳng mảy may quan tâm đến số phận người di cư".
"Đặc điểm vô nhân đạo của việc buôn người là nếu 'mặt hàng' biến mất, không ai lên tiếng đ̣i lại", ông nói.