Trong suốt nhiều ngày qua hỏa hoạn ở California đã khiến cho nhiều gia đình mất nhà cửa và hàng chục nghìn người phải sơ tán. Hiện đám cháy vẫn chưa được không chết dù lính cứu hỏa đã hoạt động hết công suất. Dưới đây là những thông tin cụ thể
Vụ hỏa hoạn xảy ra hôm 23/10 đã bùng phát trên diện rộng ở bang California, Mỹ, khiến hàng chục nghìn người phải bỏ lại nhà cửa, hàng chục nghìn hộ dân khác bị cắt điện và gas.
Hỏa hoạn trên diện rộng đang khiến hàng chục nghìn người ở California, Mỹ, phải sơ tán hôm 24/10. Đám cháy lan rộng do gió khô và nhiệt độ cao trong khi lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa, theo AP.
Chính quyền bang chưa thể xác định được số công trình bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn, tuy nhiên chưa có trường hợp thương vong nào được ghi nhận. Ở Nam California, đám cháy lan dọc theo chân đồi buộc ít nhất 40.000 người phải di tản khỏi nhà.
Ít nhất 6 ngôi nhà đã bị thiêu rụi khi đám cháy quét qua khu vực Santa Clarita. Sức gió lên tới 65 km/h làm thổi bùng ngọn lửa và khiến khói đen cuộn lên cao.
Tại miền Bắc California, khoảng 2.000 người được yêu cầu phải sơ tán vì đám cháy đã thiêu rụi 49 căn nhà và lan ra diện tích rộng tới 65 km2. Nguyên nhân đám cháy chưa được làm rõ. Tuy nhiên, công ty cung cấp gas và điện Pacific Gas & Electric ghi nhận có sự cố xảy ra tại tháp truyền dẫn, gần nơi khởi điểm của vụ hỏa hoạn.
Giám đốc điều hành Pacific Gas & Electric cho rằng còn quá sớm để kết luận đây là nguyên nhân vụ hỏa hoạn, bởi tòa tháp này đã 43 tuổi và từng được kiểm tra bốn lần trong hai năm qua, nhưng kết quả không có gì bất thường.
Khoảng 900 người ở khu vực làm rượu vang nổi tiếng Geyserville đã phải sơ tán. Ngọn lửa đe dọa một số nhà máy sản xuất rượu vang của khu vực và sòng bạc River Rock. Một loạt vụ nổ kinh hoàng từng xảy ra ở khu vực này hai năm trước, khiến 44 người thiệt mạng.
Julia Jackson, người làm rượu vang ở khu vực Geyserville, miêu tả trên Instagram rằng nhà của cô "bị thiêu rụi". "Đồ đạc cũng chỉ là đồ đạc thôi. Lạy Chúa là tôi còn sống", cô viết. Tuy nhiên, theo Cảnh sát trưởng Hạt Sonoma, ông Mark Essick, một số người dân vẫn từ chối di tản bất chấp nguy hiểm.
Vụ hỏa hoạn bắt đầu bùng phát hôm 23/10 gần Geysers, khu vực có gần 20 nhà máy điện, theo lãnh đạo Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California Mike Parkes. Các công ty dịch vụ đã cắt điện và gas để đảm bảo an toàn, do gió lớn có thể làm đổ cây hoặc thổi lửa vào đường dây điện làm bắt lửa.
Tại Nam California, hơn 31.000 người đã bị cắt điện. Công ty Pacific Gas & Electric đang cân nhắc cắt nguồn điện cung cấp cho hơn 386.000 khách hàng khác, đồng thời cảnh báo tình trạng mất điện có thể xảy ra trên diện rộng hơn vào cuối tuần này ở khu vực Vịnh San Francisco, trở thành sự cố mất điện lớn thứ ba trong tháng 10.
Dự báo thời tiết cho biết vào cuối tuần này, sức gió có thể tăng lên mức 128 km/h. Nhà nghiên cứu khí tượng học của Pacific Gas & Electric, ông Scott Strenfel, cho biết đây sẽ là đợt gió mạnh nhất trong mùa này và trong nhiều năm qua.
Trong khi lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy, các quan chức địa phương đã nhận được thông báo nghỉ làm từ 22h tối 26/10 đến hết trưa 28/10.
Trực thăng cũng được điều động để kiểm soát đám cháy khỏi lan rộng. Công ty Pacific Gas & Electric đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 1 vừa qua vì phải đối mặt với thiệt hại hàng tỷ USD từ các vụ cháy tương tự. Công ty này đã phải dành ra hàng tỷ USD cho phí bảo hiểm, trong khi vẫn phải đối mặt với chỉ trích của người dân về việc cắt điện và gas.
|