Tăng khả năng đối phó Trung Quốc, Tuần duyên Mỹ có thêm "động thái" ở đảo Guam. Trong ṿng 2 năm tới, Mỹ sẽ cho triển khai thêm 3 tàu tuần tra phản ứng nhanh tới căn cứ ở đảo Guam- Chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết.
Theo tờ Stars and Stripes, hồi đầu tuần này, phát biểu tại Philippines trong chuyến công du tới Ấn Độ - Thái B́nh Dương, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết, việc triển khai thêm 3 tàu tuần tra phản ứng nhanh đến căn cứ ở đảo Guam sẽ cho phép tiến hành “tuần tra thường xuyên và lâu hơn” ở khu vực.
Tuần duyên Mỹ sẽ điều động thêm 3 tàu tuần tra phản ứng nhanh tới căn cứ ở đảo Guam trong 2 năm tới. (Ảnh minh họa)
Kể từ đầu năm nay, Tuần duyên Mỹ đă cho tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Trong đó, chiếc tàu tuần tra phản ứng nhanh đầu tiên của Tuần duyên Mỹ có thể được triển khai đến đảo Guam vào giữa năm 2021.
Ngoài ra, Tuần duyên Mỹ đă cho triển khai một tàu tuần tra ở Tây Thái B́nh Dương kể từ hồi tháng Một. Tới tháng Ba, tàu tuần tra USCGC Bertholf lần đầu tiên đi qua eo biển Đài Loan. Động thái này là một phần trong Chiến lược Quốc pḥng quốc gia năm 2018 của Mỹ nhằm đối phó với những đối thủ chiến lược như Nga và Trung Quốc.
Tuần duyên Mỹ cũng đă thực hiện chuyến thăm Hong Kong lần đầu tiên trong ṿng 17 năm hồi tháng Tư và chuyển giao 3 tàu an ninh tới Sri Lanka, Việt Nam và Philippines.
Giới phân tích nhận định, sự hiện diện tăng cường của Lực lượng Tuần duyên Mỹ đă phản ánh mức độ quan ngại ngày càng lớn của Washington đối với sự lớn mạnh của lực lượng hải cảnh Trung Quốc.
Kể từ năm 2010, Trung Quốc c̣n ngang nhiên cho xây dựng loạt đảo nhân tạo trên khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông bất chấp sự phản đối của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Lâu nay, thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hơn 3,4 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các ḥn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lư ở Biển Đông.
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy tŕ “khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương mở cửa và tự do”. Mỹ c̣n thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược kể từ năm 2015.
Theo Đô đốc Schultz, trước những hành động bắt nạt và ép buộc từ phía Trung Quốc, Tuần duyên Mỹ đă tham gia và hợp tác với các nước trong khu vực ở nhiều cấp độ. Trong đó, mục tiêu của Tuần duyên Mỹ là trở thành “đối tác minh bạch và được ưa thích trong khu vực”.
Hồi tháng Bảy, chia sẻ với các phóng viên, Đô đốc Schultz nhấn mạnh ông đă nhận thấy “những dấu hiệu rơ ràng” về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Bắc Mariana và Liên bang Micronesia nằm gần đảo Guam.
Tới ngày 21/10, ông Schultz lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh chỉ “chú trọng thúc đẩy và mở rộng lợi ích riêng ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương mà xem nhẹ lợi ích của các nước đối tác trong khu vực châu Á”.
“Sự xuất hiện của 3 tàu tuần tra ở đảo Guam sẽ tăng khả năng tuần tra dài hơn so với những ǵ chúng ta có hiện nay và năm ngoái. Chúng ta đang trong quỹ đạo nơi tầm quan trọng địa chiến lược của khu vực bị xem nhẹ trong nhiều thập niên. Đó là nơi mà Tuần duyên Mỹ mong muốn là một phần trong phương pháp tiếp cận toàn chính phủ”, Đô đốc Schultz nói.
Cũng theo ông Schultz, Tuần duyên Mỹ sử dụng sự tương tác giữa người với người. Nói cách khác, sự xuất hiện của Tuần duyên Mỹ như một “loại gia vị đặc biệt” để thay thế cho quyển sổ ngoại giao.
Ông Schultz cho biết thêm, Tuần duyên Mỹ đang giúp Việt Nam xây dựng kế hoạch đóng mới tàu tuần tra độ bền cao dài 84 m. Mỹ cũng có kế hoạch bán cho Việt Nam 24 tàu tuần tra cỡ nhỏ do công ty Metal Shark Boats sản xuất.
Bên cạnh đó, tho ông Schultz, Tuần duyên Mỹ hiện có kế hoạch đưa 75 thành viên cảnh sát biển Philippines sang Mỹ đào tạo trong năm nay. Ngoài ra, Mỹ cũng đang xem xét chia sẻ một số công nghệ với Philippines giúp ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép.
C̣n theo kế hoạch, trong tuần tới, Đô đốc Schultz sẽ tới thăm Nhật Bản để gặp gỡ người đứng đầu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và tiếp tục “làm việc với những đối tác hùng mạnh trong khu vực”.
Video: Cận cảnh dàn chiến đấu cơ Mỹ khởi hành từ tàu sân bay USS Ronald Reagan khi diễn tập ở Biển Đông.
VietBF@ sưu tầm.