Giới quan sát nhận định chiến thuật “vùng xám” làm gia tăng nguy cơ xung đột giữa Mỹ - Trung ở Biển Đông. Khu vực này vốn dĩ đă nóng từ nhiều năm nay.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, theo ông Chen Yong, nhà nghiên cứu tại Viện Các mối quan hệ quốc tế thuộc Học viện Khoa học xă hội Thượng Hải, trong năm 2018, Mỹ đă tiến hành ít nhất là 5 cuộc tuần tra theo chương tŕnh đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thực hiện hơn 1.000 chuyến bay quân sự qua vùng biển này.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Halsey (DDG 97) và USS Preble (DDG 88) hộ tống tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) trên Biển Đông hồi tháng 3/2018. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Cũng theo ông Chen, vào bất cứ ngày nào, ít nhất 3 tàu của hải quân Mỹ đều có mặt ở Biển Đông.
“Giữa lúc sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, Mỹ sẽ chuyển sang những hoạt động vùng xám nguy hiểm hơn”, ông Chen nhận định.
"Vùng xám" là thuật ngữ chỉ t́nh trạng giữa chiến tranh và ḥa b́nh. Chiến lược "vùng xám" được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích chính trị hoặc lănh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp.
Ông Chen nhấn mạnh thêm, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực an ninh gia tăng, do đó Washington đă cho triển khai “toàn bộ các hoạt động vùng xám để ḱm nén Bắc Kinh”.
Về phần ḿnh, trong nhiều năm qua, Washington cáo buộc Trung Quốc sử dụng chiến thuật vùng xám để thách thức trật tự do Mỹ đứng đầu ở Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng trên thế giới và mang về giá trị thương mại 3,4 ngàn tỷ USD/năm.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các ḥn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lư ở Biển Đông.
Điều đáng nói, hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông được chính quyền Bắc Kinh tính toán một cách cẩn trọng để tránh xảy ra t́nh trạng đối đầu quân sự giữa các bên có cùng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển chiến lược. Và qua thời gian, Trung Quốc dần dần mở rộng mạng lưới kiểm soát ở Biển Đông.
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy tŕ “khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương mở cửa và tự do”. Mỹ c̣n thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.
Theo các quan chức quân sự và giới quan sát tại Mỹ, chiến thuật "vùng xám" của Bắc Kinh ở Biển Đông bao gồm hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và đưa vũ khí ra những thực thể này để tiến hành quân sự hóa; triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển tuần tra quanh những khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền; và dùng các tàu cá hoạt động với vai tṛ dân quân biển.
Trong đó, Trung Quốc tiến hành hoạt động tái tổ chức lực lượng hải cảnh từ năm 2013. Theo bản báo cáo được Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố hồi tháng Chín, hạm đội của lực lượng hải cảnh Trung Quốc hiện có 248 tàu so với con số 185 tàu vào năm 2017.
Nhưng theo ông Chen, những lời b́nh luận về lực lượng dân quân biển Trung Quốc đă bị thổi phồng nên các biện pháp ngăn chặn của Mỹ cũng bị làm quá.
Cũng theo ông Chen, hoạt động "vùng xám" của Mỹ bao gồm biến Trung Quốc thành một đất nước theo “chủ nghĩa xét lại”; tăng cường hoạt động tuần tra theo chương tŕnh đảm bảo tự do hàng hải; và tập trận hải quân ở Biển Đông.
“Tất cả những hoạt động trên là nhằm giảm ưu thế vùng xám của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh chấp nhận trật tự hàng hải quốc tế do Mỹ đặt ra”, ông Chen nói.
Theo ông Chen, nguy hiểm nhất là những nỗ lực của Washington nhằm xây dựng liên minh quân sự ở Biển Đông.
“Những lời hứa hẹn an ninh mà Mỹ đưa ra với các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là khá cao. Do đó, nó có thể dẫn tới những cuộc xung đột không mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Chen cho hay.
Trên thực tế, việc Trung Quốc không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á đă khiến các nước thành viên ASEAN phải có cái nh́n mới về năng lực an ninh tập thể cũng như đẩy mạnh "móc hầu bao" chi tiêu quân sự.
Mới đây, theo báo Asia Ssentinel của Hong Kong, nhà phân tích địa chính trị Bahauddin Foizee cho rằng hoạt động tăng cường của quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á khiến các nước ASEAN đẩy mạnh nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Ngay cả Singapore cũng nhanh chóng cho nâng cấp các lực lượng vũ trang mà chủ yếu là lực lượng hải quân và không quân.
Trong 15 năm qua, chi tiêu quốc pḥng của các nước nằm trong khối ASEAN cũng đă tăng lên gấp đôi. Trong đó, chia sẻ trên East Asia Forum, ông Felix Heiduk tại Viện Các vấn đề An ninh và quốc tế của Đức từng cho biết, Thái Lan và Indonesia đă tăng mức chi tiêu quốc pḥng lên 10% mỗi năm.
Một trong những “động thái mới” của ASEAN được cho là nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc chính là cuộc diễn tập hàng hải kéo dài 5 ngày giữa hải quân Mỹ với 10 nước thành viên ASEAN hồi tháng Chín. Cuộc diễn tập có sự tham gia của 8 chiến hạm, 4 máy bay và hơn 1.000 quân nhân. Dưới sự chỉ huy chung của hải quân Mỹ và Thái Lan, cuộc diễn tập được tổ chức “trên những vùng biển quốc tế” bao gồm vịnh Thái Lan và Biển Đông trước khi kết thúc tại Singapore.
VietBF@ sưu tầm.