10/20/19
(Bloomberg) – Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc đã đưa ra những tín hiệu tích cực rằng các cuộc đàm phán với Mỹ đang đạt được tiến bộ và cả hai bên đang nỗ lực hướng tới một thỏa thuận thương mại một phần.
Photo by Win McNamee / Getty Images
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, và đặt nền tảng quan trọng cho một thỏa thuận giai đoạn một, Phó Thủ tướng Liu nói tại một hội nghị công nghệ ở Nam Xương, Giang Tây, vào thứ Bảy. Ông nhắc lại rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để giải quyết các mối quan tâm cốt lõi của nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Mỹ và Trung Quốc nỗ lực để có một số thỏa thuận sẵn sàng cho tổng thống Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào tháng tới tại Chile. Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc sẽ mua 50 tỷ đô la hàng nông sản của Mỹ để đổi lấy việc dừng áp thuế quan bổ sung
Phó thủ tướng Liu đã không đề cập đến bất kỳ chi tiết cụ thể nào trong bài phát biểu của mình, mặc dù ông nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói rằng các cuộc đàm phán cấp thấp hơn sẽ diễn ra qua điện thoại trong tuần này. Các viên chức Trung Quốc đang nghiên cứu văn bản thỏa thuận về thương mại với các nhà đàm phán Mỹ và đã bắt đầu thảo luận về giai đoạn tiếp theo, phát ngôn nhân Bộ Thương mại Gao Feng cho biết hôm thứ Năm.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm hơn tới 6% trong quý thứ ba, theo dữ liệu công bố hôm thứ Sáu, làm gia tăng áp lực lên Bắc Kinh để chấm dứt chiến tranh thương mại.
Trung Quốc đang nhắm mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6% đến 6,5% trong năm nay. Liu cho biết các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn không thay đổi, quốc gia này tự tin là đạt được mục tiêu kinh tế.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài đã hơn một năm với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu tổn hại. Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi thực hành thương mại không công bằng như ưu ái doanh nghiệp nội, ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ hay thao túng tiền tệ và yêu cầu đưa những điều khoản giải quyết các vấn đề này vào thỏa thuận thương mại.
TH