Trong khi nhiều người ai cũng đều mong có được quốc tịch Mỹ th́ nhiều chính trị gia trên TG chỉ mong từ bỏ vinh dự này. Việc mang quốc tịch Mỹ đă khiến họ gặp nhiều phiền phức trong hoạt động chính trị. Dưới đây là những trường hợp cụ thể.Cuộc bầu cử liên bang Canada diễn ra vào ngày 21-10 sẽ là cuộc đua quyết liệt của Thủ tướng đương nhiệm Justin Trudeau và đối thủ chính trị của ông, lănh đạo Đảng Bảo thủ Andrew Scheer. Trong không khí căng thẳng như vậy, mới đây, rắc rối đă t́m đến ông Scheer chỉ v́ ông là một công dân Mỹ.
“Chưa từng bị hỏi bao giờ”
Cha ông Andrew Scheer sinh ra ở Mỹ nên Scheer và anh chị em của ông đă nhận được hộ chiếu Mỹ từ khi c̣n nhỏ. Nhóm vận động tranh cử của chính trị gia này đă thừa nhận điều đó sau khi tờ Globe and Mail tiết lộ về quốc tịch kép của ông. Phát biểu với các phóng viên ở Nova Scotia, ông Scheer cho biết đă làm thủ tục chính thức từ bỏ quyền công dân Mỹ vào tháng 8-2019. Thực tế, ông cũng đă không gia hạn hộ chiếu khi trưởng thành.
“Không ai từng hỏi tôi về điều này trước đây. Tôi luôn có ư định từ bỏ nó” - lănh đạo Đảng Bảo thủ Canada giải thích lư do tại sao ông chưa bao giờ công khai đề cập đến quốc tịch kép của ḿnh trước đây. Tuy nhiên, vẫn có ư kiến cho rằng ông Scheer đă không trung thực với người Canada về con người thực của ḿnh.
Ông Scheer là một trong số các chính trị gia có 2 quốc tịch gặp t́nh huống khó xử với quyền công dân Mỹ của ḿnh khi ra tranh cử ở nơi khác. Và tại Mỹ, một số chính trị gia sinh ở nước ngoài cũng đă phải đối mặt với các t́nh huống tương tự, như Thượng nghị sĩ Ted Cruz có mẹ là người Mỹ, nhưng sinh ở Canada nên ông mang quốc tịch kép. Vào năm 2014, khi đối mặt với các câu hỏi về việc, liệu ông có đủ điều kiện tham gia tranh cử Tổng thống hay không, ông đă từ bỏ quốc tịch Canada.
Những nhà lănh đạo thế giới khác
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani: Sinh ra và lớn lên ở Afghanistan, ông Ashraf Ghani đến New York để học lấy bằng tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học Columbia và cuối cùng được nhập quốc tịch Mỹ. Ông quay trở lại Afghanistan nhiều năm sau đó và từ bỏ quốc tịch Mỹ vào năm 2009. Trong chiến dịch tranh cử tại Kandahar năm 2014, ông chia sẻ: “Tôi chỉ học tiếng Anh để có thể làm hài ḷng người nước ngoài và bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng ta”. Con gái ông, Mariam, một nhà làm phim, hiện đang sống ở Mỹ.
Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed: Phần lớn cuộc đời ông Mohamed Abdullahi sống ở vùng ngoại ô Buffalo, New York và giờ th́ ông là Tổng thống Somalia. Chính trị gia này sinh ra ở Somalia, ông chuyển đến Mỹ vào những năm 1980 để làm việc tại Đại sứ quán Somalia ở Washington, sau đó xin tị nạn chính trị. Ở Buffalo, ông làm việc cho cơ quan quản lư nhà ở và Sở Giao thông New York. Ông làm Thủ tướng Somalia một thời gian ngắn từ năm 2010-2011, và được bổ nhiệm làm Tổng thống vào năm 2017. Vào tháng 8-2019, Văn pḥng Tổng thống Somalia tuyên bố ông đă từ bỏ quốc tịch Mỹ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson: Ông Boris Johnson sinh ra ở New York và đă từ bỏ quyền công dân Mỹ vào năm 2016. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ông Boris Johnson đă phàn nàn về những khoản thuế mà ông nợ nước Mỹ do theo luật của Mỹ, công dân nào lần đầu bán bất động sản sẽ phải đóng thuế. Trớ trêu là, Thủ tướng Anh không sống ở nước Mỹ từ khi mới lên 5 tuổi.
Cựu Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski: Vào năm 2015, khi vận động tranh cử Tổng thống ở Peru, ông Pedro Pablo Kuczynski đă tuyên bố trên truyền h́nh về việc từ bỏ quyền công dân Mỹ bởi áp lực từ các ứng cử viên khác. Lịch sử chỉ ra rằng, một Tổng thống giữ hộ chiếu của bất cứ nước nào khác cũng không phải là điều tốt. Ví dụ điển h́nh nhất là cựu Tổng thống Alberto Fujimori, người đă sử dụng hộ chiếu để về Nhật Bản rồi từ chức qua đường fax.
Thực tế th́ đó là việc “không thể đừng”, bởi năm 2011, ông Kuczynski cũng ra tranh cử Tổng thống và từ bỏ hộ chiếu Mỹ, nhưng sau đó lại gia hạn khi không trúng cử. Ông này sinh ở Peru, nhưng cả 2 người vợ của ông đều là người Mỹ. Hồi tháng 4-2019, một thẩm phán ở Lima đă ra phán quyết buộc ông Kuczynski, hiện 80 tuổi, phải ngồi tù v́ tham nhũng.
|