Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố tái áp đặt và gia tăng các lệnh trừng phạt lên Tehran hồi tháng 5, trong nỗ lực nhằm ép kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này về 0, c̣n Trung Quốc lại là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, khiến Nhà Trắng cảnh báo các công ty vận tải Trung Quốc đang sử dụng "chiêu" tắt tín hiệu định vị để che giấu việc vận chuyển dầu mỏ của Iran, đi ngược lại lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Quan chức [ẩn danh] trong chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Reuters, "Chúng tôi đă gửi thông điệp rất mạnh mẽ tới các công ty vận tải" về việc không vận chuyển dầu mỏ của Iran. "Đó là hành vi hết sức nguy hiểm và vô trách nhiệm".
Trung Quốc hiện là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, sau khi ông Trump tuyên bố tái áp đặt và gia tăng các lệnh trừng phạt lên Tehran hồi tháng 5, trong nỗ lực nhằm ép kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này về 0.
Ngày 25/9 vừa qua, Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 5 cá nhân Trung Quốc và hai công ty con thuộc Tập đoàn vận tải biển nhà nước COSCO (Trung Quốc), với cáo buộc các đơn vị này tham gia vận chuyển trái phép dầu thô Iran, đi ngược lại lệnh cấm của Washington.
Vài ngày sau động thái trừng phạt này, dữ liệu theo dơi tàu thuyền trên Refinitiv Eikon thể hiện 14 tàu thuộc công ty COSCO Shipping Tanker Đại Liên, Trung Quốc - chiếm khoảng 1/3 đội tàu của đơn vị này - đă ngưng phát tín hiệu định vị trên Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) trong khoảng thời gian 30/9-7/10.
Chiếc Yuan Shan Hu, một tàu chở dầu thô loại rất lớn (VLCC) của Trung Quốc (Ảnh: Youtube)
Chính quyền Trump ngày thứ Ba (15/10) khẳng định đă xác minh độc lập việc COSCO tắt tín hiệu AIS trên các tàu của họ. Trong khi đó, COSCO Shipping Tanker Đại Liên nêu trong một thông cáo qua email rằng không có tàu nào của họ tắt thiết bị kiểm soát AIS hay ngưng phát đi tín hiệu AIS.
"Đại Liên Tanker sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành trong vận hành hoạt động kinh doanh," công ty này cho biết.
Reuters cho hay, ngoại trừ 3 tàu chở dầu của Đại Liên Tanker, số c̣n lại đă "hiện h́nh" trở lại trên hệ thống nhận dạng, sau khi hăng tin này đăng báo cáo ngày 9/10 về sự "mất tích" của các tàu này.
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) yêu cầu các tàu thuyền sử dụng thiết bị tiếp sóng để bảo đảm an toàn và minh bạch. Những thiết bị này có thể được tắt đi nếu xuất hiện nguy cơ gặp cướp biển hay đe dọa tương tự. Tuy nhiên, nhiều tàu bè cũng thường tắt tín hiệu định vị khi tham gia các hoạt động phi pháp.
Các tàu thương mại trọng tải trên 300 tấn, bao gồm tàu khách, tàu chở dầu, giàn khoan di động,... được yêu cầu phải mở tín hiệu AIS thường trực để tránh va chạm.
Chính quyền Trump tin rằng cấm vận đang trên đà gây tổn hại kinh tế nặng nề cho Iran - một quan chức cấp cao nói với Reuters.
Tehran đă có nhiều thập kỷ nếm trái các loại h́nh trừng phạt khác nhau. Một số nhà phân tích nhận xét nước này có thể đang cố gắng chống đỡ nền kinh tế vượt qua kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, với hy vọng ông Trump thất cử và Mỹ có tổng thống mới với lập trường ḥa dịu hơn với họ.
"Nếu [Iran] tính toán rằng sẽ có [tổng thống Mỹ mới] th́ họ đang nhầm," một quan chức Mỹ khác nói với Reuters. "Tôi không cho là có bất kỳ ai tin rằng họ (Iran) có thể trụ được thêm 4 năm nữa sau tháng 11 năm tới, dưới chế độ cấm vận như thế này."
Quan chức này cho hay, chính phủ Mỹ vẫn theo dơi các hoạt động vận chuyển dầu Iran - mà Mỹ cáo buộc là phi pháp - ngay cả khi không thể ngăn chặn.
"Thực chất vào lúc này chúng tôi đang theo dơi từng chiếc tàu một [chở dầu Iran], bởi mỗi chiếc tàu đều hết sức quan trọng [với nền kinh tế Iran]."
COSCO Dalian đă đối mặt với cấm vận Mỹ khi dính líu cáo buộc chống lại lệnh trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ của Tehran. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia tiếp tục mua dầu của Iran bất chấp Mỹ tái áp đặt cấm vận từ năm ngoái. Bộ tài chính Mỹ cho rằng COSCO Dalian có vai tṛ lớn trong tham gia vận chuyển các lô dầu này.