Việt Nam tố cáo Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực tại hội nghị ASEAN lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt, Việt Nam.
Một ḥn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017. REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Bó trong nước dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đă cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuyên bố trên được đưa ra trước các quan chức cấp cao của 9 nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy không giữ vai tṛ chủ tọa (Trung Quốc và Philippines đồng chủ tŕ hội nghị), nhưng đoàn Việt Nam thẳng thừng tố cáo các hành vi đơn phương của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như vậy đă Hà Nội bắt đầu mạnh dạn hơn, sau khi phó thủ tướng Phạm B́nh Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 đă bày tỏ lo ngại về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019, Bắc Kinh đă đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập băi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là vùng tranh chấp.
Nhóm tàu này vẫn liên tục hoạt động bất chấp các phản đối của Việt Nam. Trên thực địa hôm nay, theo trang Đại sự kư Biển Đông, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đă vào cách đất liền Việt Nam chỉ có 70 hải lư, và khi một tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chận, đă bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đe dọa.