Nga đắc thắng tại Syria? Đúng vậy. Bởi v́ Nga đang chứng minh là trung gian đối thoại mà giới phân tích cho rằng sẽ khiến người Kurd ở Syria “dễ bảo” hơn khi bị người Thổ tấn công.
Nga muốn dàn xếp đối thoại
Giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh chiến dịch quân sự nhằm vào người Kurd ở Syria trong ngày thứ hai, Nga đă lên tiếng thể hiện tầm ảnh hưởng của ḿnh.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 10/10 tuyên bố Moscow sẽ nỗ lực dàn xếp đối thoại giữa Chính phủ Syria với Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd. Ngoại trưởng Nga khẳng định điều này phù hợp với lợi ích của tất cả các bên.
Ông Lavrov nói: “Chúng tôi đă được nghe về mối quan tâm và đề nghị chính thức của Cộng ḥa Arab Syria cũng như các đại diện của người Kurd về việc Nga sử dụng mối quan hệ tốt đẹp của ḿnh với tất cả các bên nhằm hỗ trợ dàn xếp một cuộc đối thoại như vậy. Hăy cùng xem chúng tôi sẽ làm được những ǵ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Trang phân tích Á-Âu cho rằng vai tṛ của Moscow là một vấn đề cần phải tranh luận. Nga là một “thế lực” chủ chốt ở Syria, ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ các phiến quân chống đối ông Assad.
Mặc dù Điện Kremlin nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tự vệ, song thư kư báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin là ông Dmitry Peskov đă nhắc lại hôm 7/10 rằng sự toàn vẹn lănh thổ của Syria phải được bảo vệ và rằng tất cả các binh lính nước ngoài “hiện diện bất hợp pháp” phải rời khỏi đất nước này.
Nếu Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria, Nga có thể sẽ hỗ trợ các nỗ lực của quân chính phủ Syria nhằm giành lại quyền kiểm soát các phần không bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ trong khu vực.
Có ư kiến nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những hoạt động quân sự gây đe dọa đến người Kurd ở Syria có thể mở đường cho một thỏa thuận do Nga làm trung gian giữa Damacus, Ankara và người Kurd.
Chuyên gia Alexey Khlebnikov của Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga nói: “Tổng thống Putin rơ ràng đă nhiều lần nói rằng Nga thấu hiểu mối lo ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Đông Bắc Syria, do đó Moscow không phản đối các kế hoạch của Ankara muốn tạo dựng một vùng đệm”.
Theo ông, có lẽ Moscow hy vọng rằng t́nh huống này có thể khiến lực lượng người Kurd ở Syria trở nên “dễ bảo” hơn trong các cuộc đàm phán với Damascus.
Mỹ rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công sẽ khiến người Kurd phải "xuống nước" với Nga và Chính phủ Syria?
Chuyên gia Nga nói thêm rằng t́nh h́nh ở phía Đông Bắc Syria nên được xem xét cùng với vấn đề ở tỉnh Idlib phía Tây Bắc Syria.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước đồng bảo trợ cho “khu vực giảm leo thang” ở thành phố Idlib, nơi mà việc tiêu diệt các tổ chức cực đoan vẫn chưa đạt được.
Ông Khlebnikov nhận định: “dường như có một thỏa thuận nhất định giữa ông Putin và ông Erdogan với một loạt hoán đổi: Damacus và Nga có được một phần lớn ở Idlib… để đổi lấy việc không phản đối hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Bắc Syria. Bằng cách này, sự hợp tác Nga-Thổ ở Syria sẽ không bị đe dọa”.
Ông nói thêm rằng Nga có thể là một nước trung gian giữa lực lượng người Kurd ở Syria và Damacus, và giữa Damacus và Ankara. Ông nói: “Tuy nhiên, vẫn chưa rơ liệu các lực lượng Mỹ có hoàn toàn rút khỏi Syria hay không. Nếu Mỹ ở lại Syria, mọi diễn biến tiếp theo trong t́nh h́nh này đều sẽ bị chặn đứng”.
Những nguy cơ do Mỹ rút quân
Liên quan tới động thái rút quân của Mỹ, giới phân tích khu vực Trung Đông cho rằng, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút vài trăm lính Mỹ ra khỏi khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch tấn công ở Đông Nam Syria là tin xấu cho tất cả các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Quyết định này đồng nghĩa với việc "bật đèn xanh" cho động thái nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với đồng ḿnh đáng tin cậy nhất của Washington tại Syria: các tay súng người Kurd.
Trong khi đó, bước đi của Mỹ lại mở đường cho những người chơi khác tại đấu trường Syria t́m kiếm lợi ích của ḿnh, trong đó không chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ mà c̣n có nhóm phiến quân khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Chính phủ Syria cùng với Nga và Iran cũng được cho là sẽ “hưởng lợi” từ bước đi của Mỹ.
Mỹ rút quân để "gài bẫy" Nga và Iran?
Theo giới phân tích, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến người Kurd tiến hành chiến tranh du kích và t́m kiếm những người bạn mới để thay thế Mỹ. Bản thân giới phân tích Nga mới đây cũng tin rằng người Kurd sẽ kết bạn và mua vũ khí của Nga.
Tổng thống Trump dường như muốn giảm bớt sự can dự quân sự của Mỹ tại Trung Đông. Tháng 12/2018, sau khi tuyên bố đánh bại IS, Tổng thống Trump cho biết ông rẽ rút tất cả 2.000 binh lính Mỹ khỏi Syria.
Tuyên bố này đă làm Bộ trưởng Quốc pḥng khi đó là James Mattis thất vọng, dẫn tới việc ông xin từ chức.
Sau đó, Mỹ vẫn duy tŕ hơn 1.000 quân tại khu vực Đông Bắc Syria, chủ yếu là các đơn vị đặc nhiệm và t́nh báo, các đơn vị huấn luyện sử dụng tên lửa để hỗ trợ cho Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một thành phần trong nhóm chống Chính quyền Syria, chủ yếu bao gồm người Kurd.
Binh sĩ Nga tại Syria
Sau khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Đông Bắc hôm 6/10 vừa qua, ngay cả đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Israel cũng bày tỏ hoài nghi vào các cam kết của Washington.
Chuyên gia Emily B. Landau của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia ở Tel Aviv, nhận định rằng ngày càng có sự cảm nhận là ông Trump đang "quay lưng" lại với những cam kết với các đồng minh và lo ngại Israel sẽ chung "số phận" như Saudi Arabia và người Kurd.
Một nguy cơ khác từ động thái của Mỹ là khả năng hồi sinh của IS. Người Kurd, nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ, không chỉ ngăn chặn quân đội Syria mà c̣n đồng thời ngăn chặn IS tái trỗi dậy.
Lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria, một khi đơn độc đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không c̣n rảnh tay chiến đấu chống tàn quân IS và phải thả 10.000 tay súng IS đang bị giam giữ ở các địa điểm do người Kurd kiểm soát.
VetBF@ sưu tầm.