Một sự vụ diễn ra sau tin nhắn trên Twitter của lănh đạo câu lạc bộ bóng rổ Mỹ Houston Rockets, ủng hộ người biểu t́nh Hồng Kông, khiến truyền thông Trung Quốc rầm rộ công kích liên đoàn bóng rổ Mỹ NBA là đă « trở mặt » và « phục vụ cho hành vi can thiệp của Mỹ » vào Hồng Kông.
Nhà thi đấu Oriental Sports Center tại Thượng Hải, Trung Quốc, trước trận đấu của hai đội bóng rổ Mỹ, Brooklyn Nets và Los Angeles Lakers ngày 9/10/2019. REUTERS/Aly Song
Hôm thứ Sáu vừa qua, tổng giám đốc Houston Rockets, Daryl Moray đă lên tiếng kêu gọi « Hăy đấu tranh cho tự do. Ủng hộ Hồng Kông ». Lời kêu gọi đăng trên twitter này đă lập tức bị nhiều cư dân mạng Trung Quốc nổi giận.
Liên đoàn bóng rổ Mỹ NBA thoạt đầu như đă chiều ư Trung Quốc và lên tiếng chỉ trích ông Moray, nhưng trước phản ứng dữ dội của nhiều nghị sĩ Mỹ, đă thay đổi thái độ và qua lời ông Adam Silver, đă tuyên bố ủng hộ « quyền tự do ngôn luận ».
Trong một bài xă luận hôm nay, tờ China Daily tố cáo thái độ bị coi là tiền hậu bất nhất của Liên đoàn bóng rổ Mỹ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng cùng một giọng điệu.
Trong lúc Liên đoàn bóng rổ Trung Quốc tuyên bố cắt đứt quan hệ với Câu lạc bộ Mỹ Houston Rockets, đài truyền h́nh Nhà nước Trung Quốc CCTV và tập đoàn internet Tencent đă quyết định dừng phát sóng hai trận đấu biểu diễn đă được dự trù giữa hai câu lạc bộ bóng rổ Mỹ Brooklyn Nets và Los Angeles Lakers ở Thượng Hải và Thâm Quyến.
Từ Bắc Kinh thông tín viên RFI, Stéphane Lagarde giải thích thêm :
Sau các mạng xă hội, đến lượt các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhập cuộc. Một người dẫn chương tŕnh nổi tiếng trên đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc đă tuyên bố giọng mỉa mai : « Các lănh đạo NBA muốn kiếm chuyện với Trung Quốc trên vấn đề quyền tự do ngôn luận, th́ chúng ta cũng có quyền tự do sử dụng cái remote », tức là chuyển kênh không xem chương tŕnh bóng rổ Mỹ nữa.
Kênh thể thao của đài CCTV không truyền lại trận đấu giữa Câu lạc bộ Los Angeles Lakers và Brooklyn Nets vào ngày mai ở Thượng Hải, cũng như vào thứ Bẩy tới đây ở Thâm Quyến.
Thông báo trên đây được loan ra trên nền nhạc piano, với người đưa tin vẻ tươi cười, nhưng đă phản ánh thái độ bực tức của chính quyền Trung Quốc trước điều bị cho là một thách thức, thậm chí một sự xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Từ ngày phong trào phản kháng bùng lên tại đặc khu hành chánh Hồng Kông, mọi phương tiện tuyên truyền đều được huy động vào việc chống lại những tiếng nói ủng hộ người phản kháng Hồng Kông.
Quyền lực mềm và sức ép tài chánh cũng đă được sử dụng : 6 diễn viên trên nguyên tắc có mặt hôm nay nhân buổi giới thiệu Liên đoàn bóng rổ Mỹ NBA tại Thượng Hải tối nay, đă hủy bỏ quyết định tham gia.
Một dấu hiệu nêu bật sự mến mộ bóng rổ Mỹ tại Trung Quốc là sự kiện vé vào xem các trận đấu của các câu lạc bộ Mỹ tại Trung Quốc đă bán hết ngay trong ṿng 30 giây đầu tiên.
Sự ưa chuộng này c̣n được thể hiện qua doanh thu của Liên đoàn NBA trên thị trường Trung Quốc : Theo các chuyên gia, nếu các nhà bảo trợ cho các câu lạc bộ Mỹ rút lui, v́ các trận đấu không được truyền h́nh, thiệt hại được ước tính là từ 150 đến 200 triệu đô la mỗi năm.
Tập đoàn Apple bị tố cáo « đồng lơa » với kẻ « bạo loạn »
Không chỉ có NBA bị công kích, mà Apple hôm nay cũng bị truyền thông Trung Quốc tố cáo là « đồng lơa » với người biểu t́nh ở Hồng Kông, khi cho phát hành một ứng dụng cho phép xác định vị trí của cảnh sát.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo tố cáo ứng dụng HKMap.live, cho phép định vị được cảnh sát, là một hành động ủng hộ người biểu t́nh. Tờ báo nêu câu hỏi : « Apple đă cho phép ứng dụng tại Hồng Kông, phải chăng là có ư dịnh đồng lơa với những kẻ bạo loạn ? » Tờ báo không ngần ngại đe dọa và cảnh báo: « Apple phải suy nghĩ về hậu quả của quyết định bất cẩn và sai trái này ».
Không chỉ truyền thông Trung Quốc mà cư dân mạng Trung Quốc cũng tỏ bực tức, cho rằng « không phải vô t́nh mà Apple cho phép ứng dụng này ».