Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra vào ngày 6/10 cho biết Việt Nam chỉ xử lư 13% lượng nước thải đô thị của cả nước. Báo mạng ********* tiếng Anh loan tin ngày 7/10.
Báo cáo dẫn lời ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ Xây Dựng cho biết Việt Nam có 43 nhà máy xử lư nước thải đô thị với công suất 926.000 mét khối nước thải mỗi ngày, nhưng những thách thức trong việc thu nhận và xử lư nước thải khiến cho tỷ lệ, xử lư nước thải, thấp.
Nước thải xả trực tiếp từ nhà dân ra kênh ở Hà Nội.
Trong đó, Hà Nội có 6 nhà máy hoạt động xử lư tổng cộng 276.300 mét khối nước thải mỗi ngày, chiếm tới 22% lượng nước thải hàng ngày. Thành phố cho biết, các nhà máy xử lư nước thải mới vẫn chưa được hoàn thành, và 12 nhà máy nữa đang trong giai đoạn h́nh thành. Vẫn theo báo cáo, Hà Nội cho rằng việc t́m kiếm nguồn quỹ xă hội hóa cho các hệ thống thoát nước c̣n khó khăn và đó cũng là một trong những yếu tố khiến tiến tŕnh xử lư nước thải sinh hoạt chưa đạt được kế hoạch.
Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 3 nhà máy hoạt động và các đơn vị khác xử lư tổng cộng 370.624 mét khối nước thải mỗi ngày, đạt khoảng 21,2% tổng lượng nước thải hàng ngày.
Báo cáo cũng dẫn lời ông Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), nói rằng hầu hết các dự án tài trợ ODA không có hệ thống thoát nước với các hộ dân nên cũng khiến cho việc thiết lập hệ thống xử lư nước thải gặp nhiều thách thức.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về quản lư nước thải đô thị tại Việt Nam, chỉ có 60% hộ gia đ́nh ở Việt Nam được kết nối với hệ thống nước công cộng và chỉ 10% nước thải được thu gom và xử lư. V́ thế, VN sẽ cần khoảng 8,3 tỷ đô la để cung cấp dịch vụ thoát nước đô thị cho 36 triệu công dân vào năm 2025.
Theo một nghiên cứu của công ty Indochina Research, ô nhiễm nước là một trong năm mối quan tâm hàng đầu đối với công chúng Việt Nam, chỉ sau ô nhiễm không khí, an toàn thực phẩm, quấy rối t́nh dục và chăm sóc sức khỏe.