Mới đây TQ tổ chức 70 năm thành lập đất nước với màn duyệt binh hoành tráng. Thế nhưng dưới con mắt của báo chí Anh th́ đây chỉ là màn giả dối. Tờ báo này cho rằng chúng ta không nên bị điều này đánh lừa.Ngày 2/10, tờ Dailymail xuất bản bài viết: Don't be fooled by China's impressive show of military strength - it is a wounded behemoth (tạm dịch: Đừng để màn tŕnh diễn sức mạnh quân sự ấn tượng của Trung Quốc đánh lừa: Đó là con quái vật bị thương) của tác giả George Marcus.
Nhằm giúp độc giả có cái nh́n khách quan và đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng muốn chứng minh sức mạnh để đương đầu với các áp lực từ Hoa Kỳ, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Thông điệp quân sự của Bắc Kinh gửi tới Mỹ?
Khi một tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân được thiết kế để "đánh bại" các tuyến pḥng thủ của Hoa Kỳ nặng nề di chuyển qua đám đông cổ vũ, chúng ta thấy rằng thông điệp từ Bắc Kinh ngày hôm qua (1/10) đă được thể hiện một cách không thể rơ ràng hơn.
Đông Phong 41 (Dongfeng 21) là tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân mới được trang bị năm 2017 đă lần đầu tiên "xuất đầu lộ diện". Các nhà phân tích cho biết Dongfeng 41 nếu được Trung Quốc khai hỏa có thể tiếp cận nước Mỹ sau 30 phút.Đó là một ngày đặc biệt cho 1,4 tỷ người của Trung Quốc đánh dấu lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa.
15 ngh́n binh lính và sĩ quan cùng 580 loại vũ khí công nghệ cao, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu đều có mặt. Đó cũng chưa phải là những vũ khí cuối cùng của Trung Quốc, các loại vũ khí hiện đại hơn nhiều khả năng đă được Trung Quốc giữ bí mật.
"Không một thế lực nào có thể làm lung lay nền tảng của quốc gia vĩ đại này", nhà lănh đạo Tập Cận B́nh tuyên bố như vậy trong khi mặc một bộ đồ màu xám để tỏ ḷng tôn kính với người tiền nhiệm Mao Trạch Đông.Các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc th́ tuyên bố có hơn 100.000 người dân đă tham gia các hành động "phô trương" ngày hôm qua, bao gồm màn bắn pháo hoa khổng lồ.
Để chuẩn bị cho ngày này, các nhà máy gây ô nhiễm thành phố đă bị đóng cửa. Ngay cả những người nuôi chim bồ câu đă được yêu cầu là giữ chim của họ trong lồng để không có "thứ ǵ đó khó chịu" rơi xuống đầu quần chúng đang tưng bừng.
Lễ kỷ niệm được lên kế hoạch tỉ mỉ để thể hiện sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là thế lực thống trị ở châu Á, hay nói cách khác hoa mỹ hơn là "tiếng gầm thét của rồng".
"Hai cuộc chiến" của Trung QuốcTrung Quốc sở hữu một lực lượng quân sự không ngừng phát triển, giờ đây đă không c̣n là một "đối thủ tiềm tàng" mà đă bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ với phương Tây.
Tuy nhiên, khi chúng ta nh́n vào (đôi khi với tâm trạng lo lắng) Trung Quốc ngày hôm nay, chúng ta không nên "quy mọi thứ ra tiền" với quan điểm dự đoán thông thường là đến năm 2030, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đó có thể chỉ là một huyền thoại. Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận B́nh có thể "mong manh dễ vỡ" hơn nhiều. Cả trong đối nội lẫn đối ngoại, họ đang phải đối mặt với các mối đe dọa mới và ở một số mặt trận là khá nghiêm trọng.Tất cả các dự đoán đáng tin cậy cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang "chậm dần đều". Một bất ngờ lớn hơn nữa là sự mất giá của đồng nhân dân tệ, điều đó đồng nghĩa với việc trong thập kỷ tới GDP (tổng sản phẩm nội địa) của Trung Quốc sẽ rất khác so với ngày hôm nay.Nợ công của Trung Quốc ngày càng tăng là cái giá trả cho sự tăng trưởng. Trong khi đó các động lực cải cách, và khai thác thị trường rộng răi hơn, đă bắt đầu có dấu hiệu "chùn bước".
Đồng thời, Trung Quốc đă thi hành chính sách giám sát người dân thông qua các hệ thống camera được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Trung Quốc cũng là quốc gia lăo hóa nhanh nhất trên Trái đất. Trong 22 năm tới, họ sẽ già đi nhanh chóng như hầu hết các nước phương Tây đă trải qua (nhưng trong thời gian dài hơn tới 50-75 năm). Như nhiều dự báo đưa ra, Trung Quốc sẽ "già đi trước khi trở nên giàu có".Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng trong nước. Nhưng ở nước ngoài th́ sao? Điều quan trọng nhất đối với Trung Quốc hiện tại là cuộc "thương chiến" đang diễn ra với nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Nh́n bề ngoài, đó là cuộc chiến tranh thương mại nhưng sâu xa hơn đó là cuộc chiến về chính sách công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc, cuộc đấu tranh cho sự thống trị thương mại và quân sự, và cuối cùng là về các tiêu chuẩn, niềm tin và giá trị.Đó là lư do tại sao cuộc chiến đă leo thang từ thuế quan sang hàng hóa xuất khẩu, từ đầu tư nước ngoài sang các công ty Trung Quốc (ví dụ Huawei) - các "mục tiêu quan trọng" đă bị cáo buộc là có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Sau đó, tất nhiên là Hong Kong, nơi các cuộc biểu t́nh vẫn đang tiếp diễn kể từ tháng 6 và nơi mà chính quyền đặc khu cho đến nay vẫn chưa thể dập tắt chúng.
Nếu các cuộc biểu t́nh không thể kiểm soát, Bắc Kinh có thể sẽ thu hồi khẩu hiệu "một nước hai chế độ" đă từng sử dụng để trấn an người dân Hong Kong khi Anh bàn giao khu vực này năm 1997.
Khi Trung Quốc vẫn đang "say men chiến thắng" họ có thể nh́n lại các khía cạnh phát triển của 70 năm qua với niềm tự hào. Tuy nhiên, họ cũng nên tỉnh táo về các sự kiện trong và ngoài nước đang đe dọa hai điều quan trọng nhất: Toàn vẹn lănh thổ và ổn định.
May mắn cho Trung Quốc, một cơn mưa không xảy ra đúng buổi duyệt binh mặc dù bầu trời xám xịt. Tuy nhiên, thập kỷ tới hứa hẹn những "cơn băo" kinh tế và chính trị mà không có bất kỳ tên lửa nào có thể đánh bại.
|